Câu hỏi: Viêm gan là tình trạng tổn thương nhu mô gan, khiến chức năng gan dần bị suy giảm. Tại sao người bị bệnh viêm gan cần hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa hàm lượng lipid cao?
Hướng dẫn trả lời:
Vì thức ăn có chứa hàm lượng lipid cao sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, gây sức ép lên gan.
Câu 1: Vì sao nói động vật là sinh vật dị dưỡng?
Hướng dẫn trả lời:
Vì động vật không thể tự tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ, chỉ có thể lấy chất hữu cơ từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác.
Câu 2: Quá trình dinh dưỡng ở động vật bao gồm những giai đoạn nào?
Hướng dẫn trả lời:
Gồm 5 giai đoạn: Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thu, đồng hóa và thải chất cặn bã.
Câu 3: Quan sát hình 8.1, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở bọt biển
Hướng dẫn trả lời:
Hình thức tiêu hóa: tiêu hóa nội bào, gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa → enzyme từ lysosome đi vào → thủy phân thức ăn → chất dinh dưỡng đơn giản → hấp thu vào tế bào chất.
Câu 4: Quan sát Hình 8.2, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở thủy tức.
Hướng dẫn trả lời:
Hình thức tiêu hóa: tiêu hóa ngoại bào kết hợp tiêu hóa nội bào: Thức ăn → miệng → túi tiêu hoá, tế bào trên thành túi tiêu hoá tiết ra enzyme vào khoang tiêu hoá → thức ăn → các phần nhỏ hơn → tế bào → tiêu hoá nội bào → các chất dinh dưỡng đơn giản.
Luyện tập: Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào, thức ăn được tiêu hóa hóa học.
Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào, thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.
Câu 5: Quan sát Hình 8.3, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở bò.
Hướng dẫn trả lời:
Hình thức tiêu hóa ở bò: Thức ăn → dạ cỏ, làm mềm thức ăn, tiêu hóa xenlulozo và các chất khác → dạ tổ ong → ợ thức ăn lên miệng nhai kĩ lại → dạ lá sách, hấp thụ bớt nước → dạ múi khế, tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.
Câu 6: Quan sát Hình 8.4 và cho biết các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học, kể tên và mô tả hình thức tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa người bằng cách hoàn thành Bảng 8.1.
Hướng dẫn trả lời:
Cơ quan | Tiêu hóa cơ học | Tiêu hóa hóa học |
Miệng | X | |
Thực quản | X | |
Túi mật | X | |
Gan | X | |
Dạ Dày | X | |
Ruột non | X | |
Ruột già | X | |
Trực tràng | X | |
Hậu môn | X |
Câu 7: Hãy giải thích vai trò của thực phẩm sạch đối với đời sống con người bằng cách hoàn thành Bảng 8.2.
Hướng dẫn trả lời:
Vai trò của thực phẩm sạch | Giải thích |
Đảm bảo an toàn | Tránh nhiễm các mầm bệnh |
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết | Đảm bảo cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, đáo ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể |
Giảm thiểu bệnh tật | Thỏa mãn 4 yêu cầu. Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, chất kích thích tăng trưởng, chất gây biến đổi gen. |
Câu 8: Quan sát Bảng 8.3, hãy cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng, protein, lipid, carbohydrate ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và cho con bú. Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Hướng dẫn trả lời:
Nhu cầu protein: Từ 10 tuổi trở đi nam có nhu cầu protein cao hơn nữ
Nhu cầu năng lượng, lipid và carbohydrate: Nam có nhu cầu cao hơn nữ
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Nhu cầu tăng cao, 3 tháng giữa tăng ít và 3 tháng cuối chu kỳ tăng nhiều
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:
Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ.
Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, giúp cơ thể phát triển.
Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tốn năng lượng nhiều.
Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi có nhu cầu cao hơn để cơ thể sớm hồi phục.
Luyện tập: Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và hoàn thành Bảng 8.4, 8.5.
Hướng dẫn trả lời:
Bệnh tiêu hóa | Nguyên nhân | Hậu quả | Cách phòng tránh |
Sỏi mật | Thường do có quá nhiều cholesterol, chất thải hoặc do túi mật hoạt động sai cách. | Gây đau nhức dữ dội, sỏi bị tắc nghẽn trong ống mật gây viêm sưng, xuất huyết |
|
Viêm loét dạ dày - đại tràng | Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, nhiễm khuẩn HP,... | Gây những vết viêm loét khó lành ở niêm mạc dạ dày - đại tràng. |
|
Bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng | Nguyên nhân | Hậu quả | Cách phòng tránh |
Bệnh béo phì | Yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động | Dẫn đến bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến hệ xương khớp, thoái hóa khớp… |
|
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu | Vi trùng xâm nhập vào đường nước tiểu | Hầu hết không nguy hiểm nếu thải ra ngoài theo hệ bài tiết nhưng khi chúng lưu lại cơ quan khác trong đường tiết niệu sẽ dẫn đến viêm. |
|
Vận dụng: Hãy đề xuất chế độ ăn và biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân
Hướng dẫn trả lời:
Chế độ ăn phù hợp: tăng chất xơ và vitamin, hạn chế chất béo và đường. Kết hợp với rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Ví dụ thực đơn chế độ ăn 1 ngày:
Bữa sáng: Cơm + trứng luộc + sữa tươi
Bữa ăn nhẹ: Trái cây
Bữa trưa: Bún gà + trái cây
Bữa tối: Cơm + cá kho + rau củ + trái cây.