* Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ:
- Về văn học
+ Chiếm ưu thế là văn học chữ Hán với các tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Quỳnh uyển cửu ca" của Lê Thánh Tông,...
+ Bên cạnh đó là các tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu như "Quốc Âm thi tập" của Nguyễn Trãi, "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông,...
- Về sử học, có Ngô Sỹ Liên với "Đại Việt sử ký toàn thư".
- Về địa lý, có bộ "Dư địa chí", "Hồng Đức bản đồ".
- Về y học, có "Bản thảo thực vật toát yếu" của Phan Phu Tiên.
- Về toán học, có "Đại thành toán pháp" của Lương Thế Vinh, " Lập thành toán pháp" của Vũ Hữu.
- Về âm nhạc
+ Nhã nhạc cung đình chính thức ra đời, bước đầu quy định về nhạc khí và các bài biểu diễn đơn giản.
+ Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân chúng.
- Về nghệ thuật kiến trúc, chủ yếu là các công trình lăng tẩm, cung điện như điện Lam Kinh, điện Kính Thiên
- Về nghệ thuật điêu khắc, phong cách điển hình là sử dụng chất liệu đá, trau chuốt, tỉ mỉ, khối hình hoà quyện trong không gian.
* Giáo dục thời Lê sơ đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhà nước Lê sơ đã cho thấy việc sớm quan tâm đến giáo dục và đào tạo nhân tài. Số người đỗ đạt ngày càng nhiều, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học tăng lên. Nền giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.
- Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Giáo dục, đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
- Vua Lê Thái Tổ dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành.
- Ở các đạo, phủ đều có trường học.
- Các khoa thi được mở thường xuyên để tuyển chọn quan lại.
- Những người đỗ đạt được khắc vào bia tiến sĩ đển làm gương sáng cho muôn đời.
* Nhà Lê dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt, làm gương sáng cho muôn đời noi theo.