Tình hình xã hội | Thành tựu văn hoá |
- Xã hội thời Lê sơ phân hoá thành nhiều tầng lớp khác nhau: + Tầng lớp quý tộc có nhiều đặc quyền đặc lợi + Tầng lớp nông dân chiếm đại đa số và là lực lượng sản xuất chính + Tầng lớp thương nhân và thợ thủ công ngày càng đông nhưng địa vị không được coi trọng. + Tầng lớp nô tì giảm dần nhờ nhà Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì. |
- Về văn học + Chiếm ưu thế là văn học chữ Hán với các tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Quỳnh uyển cửu ca" của Lê Thánh Tông,... + Bên cạnh đó là các tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu như "Quốc Âm thi tập" của Nguyễn Trãi, "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông,... - Về sử học, có Ngô Sỹ Liên với "Đại Việt sử ký toàn thư". - Về địa lý, có bộ "Dư địa chí", "Hồng Đức bản đồ". - Về y học, có "Bản thảo thực vật toát yếu" của Phan Phu Tiên. - Về toán học, có "Đại thành toán pháp" của Lương Thế Vinh, " Lập thành toán pháp" của Vũ Hữu. - Về âm nhạc + Nhã nhạc cung đình chính thức ra đời, bước đầu quy định về nhạc khí và các bài biểu diễn đơn giản. + Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân chúng. - Về nghệ thuật kiến trúc, chủ yếu là các công trình lăng tẩm, cung điện như điện Lam Kinh, điện Kính Thiên - Về nghệ thuật điêu khắc, phong cách điển hình là sử dụng chất liệu đá, trau chuốt, tỉ mỉ, khối hình hoà quyện trong không gian. |