Lời hỏi của người ở lại trong câu thơ đầu gợi lên những kỉ niệm gì?

Lời hỏi của người ở lại trong câu thơ đầu gợi lên những kỉ niệm gì?

Câu trả lời:

Lời ướm hỏi của người ở lại khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại:

"Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nông

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"

  • Câu hỏi ngọt ngào, khéo léo “mười lăm năm” cách mạng gian khổ hào hùng, cảnh và người Việt Bắc gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến, đồng thời khẳng định tấm lòng thủy chung của mình
  • Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của dân tộc để thể hiện tình cảm cách mạng. Mười lăm năm ấy là trở về với cội nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình.
  • Nghĩa tình của kẻ ở- người về được biểu hiện qua các đại từ mình- ta quen thuộc  trong thơ ca dân gian gắn liền với tình yêu đôi lứa. Cách xưng hô: mình- ta tạo nên sự thân mật, gần gũi. Mình- ta như một khúc giao duyên đằm thắm, tạo không khí trữ tình cảm xúc.
  • Điệp từ nhớ láy đi, láy lại cùng với lời nhắn nhủ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không” vang lên day dứt khôn nguôi, làm tăng dần nỗi nhớ về cội nguồn, nhớ về vùng đất đầy tình nghĩa.
  • Các từ thiết tha, mặn nồng thể hiện bao ân tình gắn bó.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net