Nội dung chính của một số tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu:
- Từ ấy (1937 - 1946): Tập thơ đầu của Tố Hữu là tiếng hát của một thanh - niên cộng sản say mê lí tưởng, khao khát chiến đấu, sẵn sàng cống hiến, xả thân vì cách mạng với tinh thần lạc quan chiến thắng. Đây cũng là những bài thơ tuyên truyền cách mạng theo đường lối của Mặt trận Việt minh và ca ngợi sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.
- Việt Bắc (1947 - 1954): Tập thơ của giai đoạn kháng chiến chống Pháp, viết nhiều về các bà bầm, bà bủ, anh bộ đội, chị dân công, chú Lượm liên lạc, về đồng bào Việt Bắc, về Bác Hồ là lực lượng chính làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến với một tình cảm trân trọng, ngợi ca. T
- Gió lộng (1955 - 1961): Tập thơ thể hiện niềm vui trong không khí chiến thắng, sự hứa hẹn một cuộc sông ấm no trong một xã hội đầy tình thương mến giữa người và người; Tình cảm với miền Nam và ý chí đấu tranh thống nhất đất nước. Ở Gió lộng, cái tôi của nhà thơ lại xuất hiện nhưng đặc biệt là cái tôi đại diện cho dân tộc, cho Đảng và cho thời đại.
- Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977): Đây là những tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cồ vũ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở cả hai miền Nam Bắc. Trong hai tập này, Tố Hữu cũng có nhiều bài thơ sáng tác theo khuynh hướng sử thi tổng kết, khái quát về dân tộc, về lịch sử và thời đại. Cái tôi trữ tình ở đây cũng nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc.
=> Qua các chặng đường sáng tác vừa nêu, chúng ta nhận ra Tố Hữu, một nhà thơ chiến sĩ, một tiếng nói trữ tình chính trị mới mẻ với những cảm xúc độc đáo của cái tôi cá thế ngày càng hoà quyện thêm với dân tộc, với cộng đồng. Các tập thơ của Tố Hữu là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.