Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản thuộc từng loại, thể loại ấy.

I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC 

Câu hỏi 1. Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản thuộc từng loại, thể loại ấy.

Câu hỏi 2. Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.

Câu hỏi 3. Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:

- Nội dung thực hành;

- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;

- Ý nghĩa của hoạt động thực hành.

Câu hỏi 4. Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:

STT

Kiểu bài viết

Đề tài được gợi ý

Đề tài đã viết

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi 5. Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau: 

- Tên của nội dung hoạt động nói và nghe; 

- Yêu cầu của hoạt động; 

- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động. 

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

- Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.

+ Các thể loại trữ tình:  ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…

+ Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…

+ Các thể loại kịch:  kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.

Câu hỏi 2. 

STT

THUẬT NGỮ

GIẢI THÍCH

1

Biểu tượng

Hình ảnh tượng trưng, mang tính ngụ ý, gợi ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phổ quát.

2

Điểm nhìn bên trong

Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng để kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật.

3

Điểm nhìn bên ngoài

Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng miêu tả sự vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về những điều mà nhân vật không biết.

4

Truyện thơ dân gian

Thuộc loại hình tự sự dân gian, do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác, có hình thức thơ, kể những cầu chuyện có nguồn gốc từ truyện cổ, sự tích tôn giáo hay cuộc sống đời thường, thể hiện đời sống hiện thực và những tình cảm, tức mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo bằng ngôn ngữ giản dị, chất phác, giàu hình ảnh

Câu hỏi 3. 

Bài 1: Thực hành tiếng Viêt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 

Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng 

Bài 3: Thực hành tiếng Viêt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) 

Bài 4: Thực hành tiếng Viêt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa 

Ngôn ngữ nói: còn gọi là khẩu ngữ, chủ yếu thể hiện bằng hình thức nói, được tạo ra ngay trong quá trình giao tiếp, có thể dùng lớp từ mang tính khẩu ngữ và chấp nhận các yếu tố thừa, lặp, ngẫu nhiên,... 

Ngôn ngữ viết: định hình bằng chữ viết, được tiếp nhận chủ yếu qua hoạt động đọc của người tiếp nhận, phân biệt với ngôn ngữ nói ở một số mặt như: đòi hỏi cao về sự chặt chẽ, mạch lạc; loại bỏ các yếu tố thừa, lặp, ngẫu nhiên;.... 

Câu hỏi 4. 

STT

Kiểu bài viết

Đề tài được gợi ý

Đề tài đã viết

1

Văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện

Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa

 

2

Văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ

Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” Lý Bạch

 

3

Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống

 

4

Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Cư dân của hành tinh

 

5

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Giao thoa và tiếp biến văn hóa – nhìn từ kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên

 

Câu hỏi 5. 

Bài 1: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện 

- Nội dung: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện

- Yêu cầu: 

+ Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình 

+ Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm truyện 

+ Trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình 

+ Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng về một tác phẩm truyện 

- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động: 

+ Thách thức: đánh giá được các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm  

+ Ý nghĩa: truyền tải nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà mình được tìm hiểu. 

Bài 2: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật 

- Nội dung: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật 

- Yêu cầu: 

+ Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá của công chúng và các nhà chuyên môn,...) 

+ Nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm 

+ Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác và đối thoại 

- Thách thức và ý nghĩa hoạt động: 

+ Thách thức: lựa chọn được tác phẩm nghệ thuật phù hợp và đưa ra đánh giá xác đáng, có căn cứ 

+ Ý nghĩa: nêu được quan điểm đánh giá khác về tác phẩm trên những luồng ý kiến khác nhau

Bài 3: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội 

- Nội dung: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

- Yêu cầu: 

+ Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận 

+ làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội 

+ Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết phân tích, đánh giá ý kiến của người khác 

+ Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề 

+ Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận 

- Thách thức và ý nghĩa hoạt động: 

+ Thách thức: lựa chọn vấn đề sao cho phù hợp 

+ Ý nghĩa: vấn đêf thu hút được sự quan tâm của xã hội 

Bài 4: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) 

- Nội dung: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) 

- Yêu cầu: 

+ Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa, gần gũi với trải nghiệm của tuổi trẻ học đường 

+ Nêu được các khía cạnh cụ thể của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề 

+ Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lí lẽ thuyết phục và bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu 

+ Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận 

- Thách thức và ý nghĩa hoạt động: 

+ Thách thức: có những ý kiến tranh luận trái chiều đôi khi không tìm được hướng giải quyết 

+ Ý nghĩa: bày tỏ được thái độ hưởng ứng tích cực đối với đề tài, vấn đề thảo luận. 

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com