Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước:
Đất nước do nhân dân sáng tạo ra: Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách số phận của nhân dân.
- Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng Phu, hòn trống mái)
- Sức mạnh bất khuất (Chuyện Thánh Gióng) : Gót ngựa Thánh Gióng, Ao đầm để lại
- Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương): Chin mươi chín con voi dựng đất tổ Hùng Vương
- Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non nghiêng)
- Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà , dòng sông)
=> Đất Nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh.
Đất nước là do nhân dân chiến đấu và bảo vệ: Nhìn vào bốn nghìn năm Đất Nước mà nhấn mạnh đến những con người vô danh
- Họ đã sống và đã chết / giản dị và bình tâm …
- Họ đã làm nên đất nước => Họ chính là nhân dân, những người anh hùng vô danh , bình dị…
Đất nước là do nhân dân gìn giữ và lưu truyền
- Nhân dân đã gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau mọi giá trị tinh thần và vật chất. Nhân dân chính là người làm nên đất nước
- Đất nước là của nhân dân, của ca dao thần thoại