Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

BÀI 13: MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GIA CẦM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Bệnh cúm gia cầm là:

  1. Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm
  2. Một trong những bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm nhất ở gia cầm
  3. Một trong những bệnh kí sinh trùng nguy hiểm nhất ở gia cầm
  4. Một trong những bệnh kí sinh trùng ít nguy hiểm nhất ở gia cầm

Câu 2: Đâu là một nguồn lây nhiễm rất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm?

  1. Người từ vùng khác đến
  2. Các loài chim hoang dã
  3. Các thiết bị công nghệ chưa đạt yêu cầu
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ai có thể bị bệnh cúm gia cầm?

  1. Các loài gia cầm
  2. Một số loài động vật khác gia cầm
  3. Con người
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh cúm gia cầm?

  1. Xuất huyết lan tràn ở đầu
  2. Da chân có xuất huyết đỏ
  3. Tụ máu ở phổi, tim, gan, lách, thận,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cầu trùng gà là bệnh:

  1. Kí sinh trùng
  2. Truyền nhiễm
  3. Sinh sản
  4. Nội khoa

Câu 6: Biểu hiện của bệnh cầu trùng gà chủ yếu ở:

  1. Đường hô hấp
  2. Lưng và cánh
  3. Đường tiêu hoá
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Tuỳ thuộc vào tuổi gà, loài và số lượng cầu trùng, bệnh cầu trùng gà có 3 thể là:

  1. Rắn, lỏng, khí
  2. Cấp tính, mạn tính và ẩn tính
  3. Vô bội, đơn bội, đa bội
  4. Khít, lỏng lẻo, tách rời nhau

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây đúng về bệnh cúm gia cầm?

  1. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
  2. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc
  3. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
  4. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc

Câu 2: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm?

  1. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.
  2. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.
  3. Qua thời gian ủ bệnh, từ 1 đến 3 ngày sau thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở.
  4. Mào hết nước, thâm tím.

Câu 3: Đâu không phải biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm đúng cách?

  1. Dùng đồ bảo hộ lao động
  2. Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín
  3. Không thả rông
  4. Nuôi phối hợp nhiều loại gia cầm với nhau

Câi 4: Gà ở độ tuổi nào có nguy cơ nhiễm bệnh cầu trùng gà cao nhất?

  1. Gà từ 6 đến 60 ngày tuổi
  2. Gà từ 30 đến 180 ngày tuổi
  3. Gà hơn 6 tháng tuổi
  4. Gà hơn 12 tháng tuổi

Câu 5: Thời kì ủ bệnh của bệnh cầu trùng gà kéo dài:

  1. Từ 1 – 2 ngày
  2. Từ 2 – 4 ngày
  3. Từ 4 – 6 ngày
  4. Từ 6 – 10 ngày

Câu 6: Biện pháp nào dưới đây có góp phần bảo vệ môi trường nhiều nhất?

  1. Quản lí chất thải đúng cách
  2. Dùng bảo hộ lao động đầy đủ
  3. Không sử dụng sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ
  4. Định kì khám sức khoẻ cho người tham gia chăn nuôi

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng về mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm?

  1. Mầm bệnh là virus cúm nhóm A thuộc họ Alphainfluenzavirus, có 2 kháng nguyên bề mặt là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase).
  2. Mầm bệnh tồn tại lâu ngày trong môi trường tự nhiên và chỉ có thể bị tiêu diệt bằng các loại chất sát trùng đặc hiệu.
  3. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 đường chính là hô hấp và tiêu hoá.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải biện pháp điều trị bệnh cúm gia cầm đúng?

  1. Dùng thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm để giảm thiểu thiệt hại nhiều nhất có thể.
  2. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
  3. Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.
  4. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Nấm mốc thường thấy trên thức ăn chăn nuôi được bảo quản không đúng cách có thể gây bệnh cho vật nuôi.
  2. Độc tố nấm móc, điển hình là độc tố Aflatoxin do nám lục Aspergillus flavus tiết ra, gây độc, rối loạn chức năng và giảm năng suất vật nuôi, đặc biệt là gia cầm.
  3. Độc tố nấm độc có thể tích tụ trong sản phẩm chăn nuôi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho con người.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao bệnh cầu trùng gà rất nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi gia cầm?

  1. Vì nó có thể làm cho giống gà đó suy giảm về tính chất, thậm chí là tuyệt chủng
  2. Vì nó có thể lây lan rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế
  3. Vì nó rất dễ lây nhiễm sang người và khiến người bị nhiễm chết nhanh chóng
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là biểu hiện ban đầu của bệnh cầu trùng gà?

  1. Xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.
  2. Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xu lông, sã cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức
  3. Phân chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu
  4. Gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: “Bệnh cầu trùng gà do một loại động vật nguyên sinh có tên là trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria), trong đó có 6 loài thường gặp nhất, gây ra biểu hiện bệnh ở các phần khác nhau trong đường tiêu hoá. Các loài cầu trùng này là các kí sinh trùng đa bào trong tế bào gan, phá huỷ cấu trúc gan, gây chảy máu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập, phát triển và gây bệnh thứ phát.”

Đoạn trên có chi tiết nào không đúng?

  1. “Trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria)”. Đúng phải là: “trùng ma hắc ám (họ Calusura)”
  2. “Đường tiêu hoá”. Đúng phải là: “đường hô hấp”.
  3. “Các kí sinh trùng đa bào trong tế bào gan, phá huỷ cấu trúc gan”. Đúng phải là: “các kí sinh trùng đơn bào trong tế bào niêm mạc ruột, phá huỷ cấu trúc ruột”.
  4. Không có chi tiết nào.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về các biện pháp phòng và trị bệnh cầu trùng gà?

  1. Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ. Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.
  2. Dùng nhiều loại thuốc đặc trị cầu trùng với liều lượng bằng 2 lần liều điều trị để phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và nhà sản xuất.
  3. Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Trong đơn thuốc thường có một loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng cho gia cầm kết hợp với các chất bổ trợ khác như glucose, vitamin,...
  4. Nên dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phòng bệnh để đảm bảo cho hiệu quả tốt hơn.

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, bộ trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm công nghệ 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net