Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

BÀI 8: SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi do:

  1. Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất.
  2. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao.
  3. Sản xuất thức ăn đòi hỏi quy trình công nghệ vô cùng tân tiến, chỉ cần một chút gián đoạn có thể làm ảnh hưởng đến toàn ngành chăn nuôi.
  4. Cả A và B.

Câu 2: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  1. Hấp chín: Các loại nguyên liệu được hấp chín bằng hệ thống hơi nước và chuyển sang hệ thống ép viên.
  2. Ép viên: Kích thước viên được điều chỉnh phù hợp với từng loại vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng. Viên sau khi ép được làm nguội để duy trì ổn định thành phần và giá trị dinh dưỡng, giữ hương vị và độ tươi của thức ăn.
  3. Sàng: Thức ăn viên được sàng lọc theo kích thước tiêu chuẩn trước khi chuyển vào bồn chứa riêng để đóng gói.
  4. Đóng bao: Thức ăn sau khi trộn được chuyển đến khu vực đóng bao hoặc tiếp tục chuyển đến khu vực nhập nguyên liệu.

Câu 3: Cho các hoạt động sau:

- Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.

- Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt - tạo điều kiện yếm khí.

- Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.

Các hoạt động này thuộc bước nào của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh?

  1. Chuẩn bị nguyên liệu
  2. Xử lí nguyên liệu
  3. Ủ chua
  4. Sử dụng

Câu 4: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

  1. Vàng nâu
  2. Vàng ươm
  3. Vàng rơm
  4. Trắng xám

Câu 5: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại, đó là:

  1. Thức ăn chuyên công nghiệp và thức ăn bán công nghiệp
  2. Thức ăn nông nghiệp và thức ăn thuỷ sản
  3. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Công nghệ lên men lỏng được áp dụng trong chăn nuôi lợn ở quy mô:

  1. Trang trại
  2. Trang trại, nông hộ
  3. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia
  4. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế

Câu 7: Công nghệ lên men lỏng được áp dụng trong chăn nuôi cho đối tượng nào?

  1. Lợn nái
  2. Lợn con sau cai sữa
  3. Lợn thịt
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Các loại enzyme tiêu hoá được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với mục đích nào?

  1. Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao.
  2. Giảm tác động xấu của lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.
  3. Giảm tính đột biến gen trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần phải đạt được yêu cầu gì thì mới được coi là đạt yêu cầu?

  1. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ
  2. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, cứng chắc, mùi hắc, không mốc.
  3. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, không mốc, có mùi thơm thoang thoảng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải một dụng cụ cần thiết để thực hành phương pháp ủ chua thức ăn thô, xanh?

  1. Bình nhựa dung tích 2 – 5l hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg.
  2. Dao, thớt băm cỏ
  3. Máy đo pH
  4. Dung dịch lactic

Câu 4: “Trộn đều nguyên liệu với men giống theo tỉ lệ 1 kg men giống cho 200 kg thức ăn” là nằm trong bước nào của quy trình ủ men nguyên liệu thức ăn tinh bột?

  1. Chuẩn bị nguyên liệu
  2. Xử lí
  3. Tiến hành ủ
  4. Bảo quản

Câu 5: Thức ăn lên men lỏng không giúp ích gì?

  1. Tăng cường tính ngon miện
  2. Tăng tiêu hoá hấp thu
  3. Tăng tỉ lệ nạc thịt
  4. Giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy ở vật nuôi

Câu 6: Đâu không phải một enzyme trong nhóm enzyme phân giải xơ?

  1. Cellulase
  2. Xylanase
  3. Tripacase
  4. β-glucanase

 

Câu 7: Silo thường được sử dụng để:

  1. Chứa các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như cám, ngô, đậu tương... với số lượng lớn
  2. Ủ chua thức ăn cho gia súc nhai lại
  3. Thay thế cho kho lạnh trong trường hợp mất điện
  4. Cả A và B.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây đúng về phương pháp ủ chua thức ăn?

  1. Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men acid sulfuric bởi các acid amin có sẵn trong tự nhiên.
  2. Acid amin lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.
  3. Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động (chế phẩm vi khuẩn lactic thương mại).
  4. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua lộ thiên trên nông trường.

Câu 2: Protease được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi để:

  1. Tổng hợp amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,… thành protein, giúp vật nuôi dễ hấp thu và tiêu hoá hơn.
  2. Thuỷ phân protein trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,... thành các amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ tiêu hoá hấp thu hơn đối với vật nuôi
  3. Biến đổi một phần protein thông thường thành protein tinh chất, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi.
  4. Bổ sung vào thức ăn một phần protein tinh chất từ bên ngoài, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi.

Câu 3: Đâu là cấu trúc của một protease?

A.

B.

C.

  1. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ. Lactic acid sinh ra trong quá trình ủ chua sẽ:

  1. Ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn 3 – 6 tháng
  2. Làm gia tăng lượng vi sinh vật có lợi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của thức ăn từ 3 – 6 tháng.
  3. Phủ lên bề mặt thức ăn một lớp bảo vệ nhằm chống lại sự tác động của môi trường xung quanh, giúp duy trì thức ăn được lâu hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần phải đạt được yêu cầu gì thì mới được coi là đạt yêu cầu?

  1. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ
  2. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, cứng chắc, mùi hắc, không mốc.
  3. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, không mốc, có mùi thơm thoang thoảng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nhóm enzyme nào có thể bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm giảm ảnh hưởng của các phytate kháng dinh dưỡng, tăng cường hấp thu phosphorus (P), calcium (Ca), amino acid và năng lượng, đồng thời giảm tác động tiêu cực của việc thải P vô cơ ra ngoài môi trường?

  1. Phytase
  2. Oxidoreductase
  3. Hydrolase
  4. Lyase

Câu 2: Trong chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, thức ăn thô, xanh sau khi được lên men kị khí với các vi khuẩn lactic được phối trộn với cái gì để thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh?

  1. Thức ăn tinh, bột ngũ cốc
  2. Thức ăn tinh, khoáng, vitamin, phụ gia
  3. Dung dịch chất dinh dưỡng nồng độ cao
  4. Bột ngũ cốc, chất bảo quản.

 

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, bộ trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm công nghệ 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com