Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

BÀI 4: VẬT LIỆU KIM LOẠI VÀ HỢP KIM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Vật liệu kim loại và hợp kim được chia ra thành những loại nào?

  1. Gồm 2 loại: Sắt và hợp kim của sắt; kim loại và hợp kim màu
  2. Gồm 2 loại: Sắt và hợp kim của sắt; kim loại và hợp kim đen
  3. Gồm 2 loại: Thép và hợp kim của thép; kim loại và hợp kim màu
  4. Gồm 2 loại: Thép và hợp kim của thép; kim loại và hợp kim đen

Câu 2: Sắt và hợp kim của sắt gồm những loại nào?

  1. Gang, thép carbon, thép hợp kim, nhôm
  2. Gang, thép carbon, nhôm, nickel
  3. Thép hợp kim, nhôm và hợp kim của nhôm
  4. Gang, thép carbon, thép hợp kim

Câu 3: Vật liệu nào sau đây thuộc nhóm kim loại và hợp kim màu?

  1. Gang
  2. Nhôm
  3. Thép carbon
  4. Thép hợp kim

Câu 4: Vật liệu nào sau đây thuộc nhóm sắt và hợp kim của sắt

  1. Nhôm
  2. Gang
  3. Đồng
  4. Nickel

Câu 5: Kim loại và hợp kim màu có những tính chất gì?

  1. Có độ bền, độ dẻo
  2. Có khả năng chống ăn mòn
  3. Có tính trang trí cao
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Đâu là tính chất cơ học của kim loại và hợp kim của nó?

  1. Tính dẻo, tính đàn hồi, tính chịu ăn mòn
  2. Tính dẻo, đàn hồi, độ bền nén nhất định
  3. Tính đàn hồi, tính giãn nở, tính dẫn nhiệt
  4. Tính đàn hồi, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt

Câu 7: Tính chất vật lí cơ bản của kim loại thể hiện qua đâu?

  1. Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính giãn nở, tính dẫn nhiệt
  2. Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính chịu ăn mòn
  3. Tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính đàn hồi, độ bền
  4. Tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, tính chịu ăn mòn

Câu 8: Tính công nghệ của vật liệu kim loại thể hiện qua đâu?

  1. Tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính đàn hồi, độ bền
  2. Tính đàn hồi, tính dẫn điện và từ tính
  3. Tính rèn, tính đúc, tính hàn, tính mài
  4. Tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, tính chịu ăn mòn

 

Câu 9: Thép carbon là hợp kim của sắt và carbon với hàm lượng carbon:

  1. Nhỏ hơn 2,14%
  2. Từ 2,14% đến 4,3%
  3. Lớn hơn 4,3%
  4. Một đáp án khác

Câu 10: Nhôm và hợp kim của nhôm có đặc điểm gì?

  1. Có tính nhiệt luyện tốt
  2. Có độ bền thấp và tính dẻo cao
  3. Có độ bền và tính dẻo cao
  4. Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

Câu 11: Gang là hợp kim có tính chất gì sau đây?

  1. Tính dẻo
  2. Tính giòn
  3. Tính đàn hồi
  4. Tính chịu ăn mòn tốt

Câu 12: Có những phương pháp nào để nhận biết tính chất cơ bản của kim loại

  1. Quan sát màu sắc và mặt gãy của các mẫu
  2. Xác định tính cứng, tính dẻo
  3. Xác định khả năng biến dạng
  4. Cả 3 đáp án trên

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim ?

  1. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.
  2. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
  3. Thép là hợp kim của Fe và C.
  4. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.

Câu 2: Cho các tính chất sau:

(1) Tính chất vật lí;

(2) Tính chất hoá học;

(3) Tính chất cơ học.

Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đó có tính chất nào tương tự?

  1. (1)
  2. (2) và (3)
  3. (2)
  4. (l) và (3).

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
  2. Không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim
  3. Hay bị gỉ, mềm, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt
  4. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa hai kim loại cơ bản

Câu 4: Gang so với thép có:

  1. Hàm lượng carbon thấp hơn
  2. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn
  3. Độ cứng thấp hơn
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Kim loại có tính cứng, màu sắc………….., có thể dát mỏng và gia công thành nhiều hình thù khác nhau.

  1. Vàng đồng
  2. Ánh kim
  3. Rực rỡ
  4. Nâu đỏ

Câu 6: Mỗi kim loại và hợp kim có các tính chất cơ học cao hơn hay thấp hơn dựa vào:

  1. Thành phần của mỗi kim loại và hợp kim
  2. Tên gọi của mỗi kim loại và hợp kim
  3. Đặc điểm của mỗi kim loại và hợp kim
  4. Dựa vào quy ước của mỗi kim loại và hợp kim

Câu 7: Trong các trường hợp cần nâng cao tuổi thọ của thiết bị, giảm nhẹ khối lượng và kính thước máy người ta sử dụng loại vật liệu cơ khí nào?

  1. Sắt và hợp kim sắt
  2. Nhôm và hợp kim nhôm
  3. Thép hợp kim
  4. Đồng và hợp kim đồng

Câu 8: Vật liệu nào sau đây có khả năng chống ăn mòn kém

  1. Gang
  2. Thép hợp kim
  3. Nhôm và hợp kim nhôm
  4. Nickel và hợp kim nickel

 

Câu 9: Người ta thường dựa vào đặc điểm nào để nhận biết gang

  1. Dựa vào tính đàn hồi của vật liệu
  2. Dựa vào độ dẻo của vật liệu
  3. Dựa vào màu xám ở mặt gãy
  4. Dựa vào màu đen ở mặt gãy

Câu 10: độ cứng của vật liệu càng cao thì?

  1. vật liệu đó có khả năng chịu mài mòn cao
  2. vật liệu đó có khả năng chịu mài bóng cao
  3. dao cắt làm từ vật liệu đó có năng xuất cắt gọt cao
  4. Cả 3 đáp án trên

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là

  1. gang trắng
  2. thép
  3. gang xám
  4. đuyra

Câu 2: Đồng thau là hợp kim của kim loại nào?

  1. Cu-Ag
  2. Cu-Zn
  3. Cu-Mg
  4. Cu-Al

Câu 3: Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay?

  1. Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao.
  2. Những hợp kim không gỉ, có tính dẻo cao.
  3. Những hợp kim có tính cứng cao.
  4. Những hợp kim có tính dẫn điện tốt.

Câu 4: Tại sao sắt và hợp kim của sắt được sử dụng trong cơ khí nhiều hơn kim loại và hợp kim màu?

  1. Do sắt và hợp kim của sắt rẻ hơn kim loại và hợp kim màu
  2. Do sắt và hợp kim của sắt có độ bền cao
  3. Do sắt và hợp kim của sắt có khả năng chống ăn mòn
  4. Do sắt và hợp kim của sắt có tính trang trí cao.

Câu 5: Trong ngành cơ khí, thép hợp kim dùng để chế tạo gì?

  1. Các chi tiết chịu lực
  2. Các chi tiết chịu nhiệt
  3. Các chi tiết chịu ăn mòn
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Trong ngành cơ khí, gang dùng để chế tạo:

  1. Các dụng cụ cắt, khuôn đập và các dụng cụ đo lường
  2. Các chi tiết bạc trượt, các vỏ máy như vở động cơ, vỏ máy công nghiệp
  3. Máy bay, thiết bị hàng không, đóng tàu, gia công cơ khí, chế tạo khuôn mẫu
  4. Các ổ trượt, bánh răng, bánh vít

Câu 7: Trong ngành cơ khí, nhôm và hợp kim nhôm dùng để chế tạo:

  1. Các dụng cụ cắt, khuôn đập và các dụng cụ đo lường
  2. Các chi tiết bạc trượt, các vỏ máy như vở động cơ, vỏ máy công nghiệp
  3. Máy bay, thiết bị hàng không, đóng tàu, gia công cơ khí, chế tạo khuôn mẫu
  4. Các ổ trượt, bánh răng, bánh vít

Câu 8: Trong ngành cơ khí, đồng và hợp kim đồng dùng để chế tạo:

  1. Các dụng cụ cắt, khuôn đập và các dụng cụ đo lường
  2. Các chi tiết bạc trượt, các vỏ máy như vở động cơ, vỏ máy công nghiệp
  3. Máy bay, thiết bị hàng không, đóng tàu, gia công cơ khí, chế tạo khuôn mẫu
  4. Các ổ trượt, bánh răng, bánh vít

 

Câu 9: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào có tính giòn lớn nhất

  1. Gang
  2. Sắt
  3. Nhôm
  4. Đồng

Câu 10: Bánh răng khi làm việc nên dễ bị mẻ răng, vậy cần nâng cao cơ tính nào của vật liệu làm bánh răng để tránh bị nứt?

  1. Độ cứng
  2. Độ dẻo
  3. Độ dai va đập
  4. Độ bền

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2% - 5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3 -5% Mn; 0,1 - 2% P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là

  1. amelec
  2. thép
  3. gang
  4. đuyra

Câu 2: Trong các loại gang sau thì gang nào có độ cứng cao nhất

  1. Gang trắng
  2. Gang xám
  3. Gang cầu
  4. Gang dẻo

Câu 3: Trục khuỷu ô tô thường được đúc từ:

  1. Thép hợp kim
  2. Gang xám
  3. Gang cầu
  4. Siluim

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 KNTT, bộ trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm công nghệ 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net