Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

BÀI 7: THỨC ĂN VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Thức ăn chăn nuôi là:

  1. Sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến
  2. Bất cứ thứ gì mà vật nuôi có thể ăn, uống.
  3. Yếu tố tiên quyết trong xây dựng mô hình chăn nuôi hiện đại
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nhu cầu dinh dưỡng là gì?

  1. là lượng thức ăn đủ cho vật nuôi ăn trong vòng một ngày đêm
  2. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm
  3. C. là lượng chât dinh dưỡng và vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất ra sản phẩm trong một ngày đêm.
  4. đáp án khác.

 

Câu 3: Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. loài, giống
  2. lứa tuổi
  3. đặc điểm sinh lý
  4. D. tất cả các phương án trên

 

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về thức ăn ủ chua?

  1. Thức ăn ủ chua bao gồm các loại thức ăn sắp hỏng, sản phẩm chính của ngành trồng trọt như cây ngô sau thu bắp, ngọn lá sắn, dây lá lạc, ngọn và bã dứa,... đã được ủ kị khí.
  2. Thức ăn ủ chua chứa nhiều chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi thích ăn nhưng bảo quản không được lâu.
  3. Thức ăn ủ chua cung cấp các chất dinh dưỡng (protein, lipid, tinh bột, xơ, khoáng, vitamin) và nước cho vật nuôi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :

  1. A. Chỉ số dinh dưỡng
  2. Loại thức ăn
  3. Thức ăn tinh, thô
  4. Chất xơ, axit amin

Câu 6: Tiêu chuẩn ăn là gì

  1. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày
  2. B. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm
  3. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong hai ngày đêm
  4. đáp án khác

 

Câu 7: Chất bảo quản thức ăn, chất chống mốc là:

  1. Thức ăn bổ sung
  2. Thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh
  3. Phụ gia
  4. Thức ăn đậm đặc

 

Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là chất dinh dưỡng giàu năng lượng nhất?

  1. Protein.
  2. Gluxit.
  3. C.
  4. Vitamin.

 

Câu 9: Năng lượng trong thức ăn được tính bằng đơn vị?

  1. Volt.
  2. Calo.
  3. Km.
  4. Kg.

 

Câu 10: Để sử dụng thức ăn thô tối ưu, cần:

  1. Chế biến và phối hợp với các loại thức ăn khác cho cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng và khả năng tiêu hoá, hấp thu của từng đối tượng vật nuôi
  2. Cho ăn ngay sau khi thu hoạch nông sản khô, không được để lâu.
  3. Ngâm tẩm trong các loại chất dinh dưỡng để duy trì và bảo quản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải thức ăn thuộc nhóm carbohydrate?

  1. Hạt ngũ cốc
  2. Phụ phẩm xay xát
  3. Các loài ốc, tôm tép
  4. Các loại củ (sắn, khoai lang)

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là nội dung của tiêu chuẩn ăn của vật nuôi

  1. nhu cầu năng lượng
  2. nhu cầu protein và amino acid
  3. nhu cầu khoáng, nhu cầu vitamin
  4. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của tiêu chuẩn ăn của vật nuôi.

  1. nhu cầu năng lượng
  2. nhu cầu protein và amino acid
  3. nhu cầu khoáng
  4. D. nhu cầu muối

 

Câu 4: Đâu không phải thức ăn thuộc loại “thức ăn protein động vật”?

  1. Bột thịt
  2. Bột huyết
  3. Sữa
  4. Khô dầu

 

Câu 5: Tác dụng của Vitamin là:

  1. A. Điều hoà các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  2. Tổng hợp các chất sinh học.
  3. Tái tạo mô.
  4. Tăng hấp thu chất dinh dưỡng.

 

Câu 6: Nhu cầu năng lượng của vật nuôi là gì

  1. được biểu thị bằng tỉ lệ % protein thô trong khẩu phần.
  2. B. được biểu thị bằng Kcal của năng lượng tiêu hóa (DE) hoặc năng lượng trao đổi (ME) hoặc năng lượng thuần (NE) tính trong một ngày đêm
  3. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng
  4. đáp án khác

 

Câu 7: Nhu cầu năng lượng của vật nuôi tùy thuộc vào những yếu tố nào?

  1. giai đoạn sinh trưởng và sức sản xuất
  2. loài, giống,
  3. C. loài, giống, giai đoạn sinh trưởng và sức sản xuất
  4. sức sản xuất

 

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về thức ăn thô khô và xác vỏ?

  1. Thức ăn thô khô và xác vỏ bao gồm các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng thu cắt và các loại phụ phẩm của cây trồng đem phơi, sấy khô (cỏ khô, rơm khô, vỏ trấu, thân cây lạc khô, vỏ đậu, lõi ngô khô,... ).
  2. Thức ăn thô khô và xác vỏ thường giàu chất xơ (tỉ lệ xơ thô trên 18%), ít dinh dưỡng, mật độ năng lượng thấp, khi sử dụng cần chế biến, xử lí để tăng hiệu quả.
  3. Thức ăn thô khô và xác vỏ chủ yếu cung cấp xơ, ít năng lượng, khi chế biến hợp lí sẽ tăng hiệu quả sử dụng.
  4. Thức ăn thô khô, xác vỏ dùng làm thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho mọi loại vật nuôi.

 

Câu 9: Cám đậu xanh thuộc loại thức ăn nào sau đây?

  1. Thức ăn protein động vật
  2. Thức ăn protein thực vật
  3. Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật
  4. Thức ăn nhóm carbohydrate

 

Câu 10: Loại thức ăn nào cung cấp năng lượng cho vật nuôi ?

  1. Thóc gạo
  2. Ngô
  3. Cây khoai lang
  4. D. tất cả các đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về thức ăn xanh?

  1. Thức ăn xanh bao gồm thân, lá của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên, các loại rau xanh,... sử dụng ở dạng tươi (cắt cho ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên cánh đồng).
  2. Thức ăn xanh chứa nhiều nước (40 – 50%), nhiều chất xơ, giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...); hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khó tiêu hoá và không thích ứng với nhiều loại vật nuôi.
  3. Thức ăn xanh là nguồn nguyên liệu để chế biến cỏ khô, bột cỏ, thức ăn ủ chua,... cho gia súc nhai lại.
  4. Thức ăn xanh được sử dụng cho nhiều loài vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà,...

Câu 2: Các amino acid được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi là ?

  1. lysine, methionine
  2. threonine, tryptophan
  3. histidine, valine
  4. D. tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Nhu cầu khoáng của vật nuôi bao gồm?

  1. Khoáng đa lượng
  2. Khoáng vi lượng
  3. A đúng B sai
  4. D. Cả A và B đều đúng

 

Câu 4: Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô, xanh. Ý nào không đúng?

  1. Cây ngô non (thân, lá): vật chất khô – 13.1%, protein thô – 1.4%, lipid – 0.4%
  2. Cỏ voi non (thân, lá): vật chất khô – 11.8%, protein thô – 2.2%, lipid – 0.4%
  3. Cây ngô ngậm sữa (bắp, thân, lá): vật chất khô – 21.4%, protein thô – 2.5%, lipid – 0.7%
  4. Cây lạc (thân, lá ủ tươi): vật chất khô – 49.1%, protein thô – 7.4%, lipid – 10.1%

 

Câu 5: Khẩu phần ăn là gì?

  1. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng
  2. B. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
  3. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ năng lượng hoạt động trong một ngày đêm
  4. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ dinh dưỡng theo chế độ dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển.

 

Câu 6: Đơn vị của khẩu phần ăn là gì?

  1. tỉ lệ % trong thức ăn hỗn hợp
  2. theo khối lượng (kg) trong một ngày đêm
  3. C. A và B đều đúng
  4. A đúng B sai

 

Câu 7: Lượng protein của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn nái giai đoạn hậu bị (30 – 60 kg) là bao nhiêu?

  1. Khoảng 90%
  2. Khoảng 70%
  3. Khoảng 40%
  4. Khoảng 20%

 

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Vì sao các chất kích thích tăng trưởng hay còn gọi là “chất tạo nạc” bị cấm trong chăn nuôi?

  1. Vì khi bổ sung các chất này trong thức ăn có thể dẫn đến tình trạng tồn dư trong thịt, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
  2. Vì các chất này khiến cho thịt động vật mất ngon, làm cho người tiêu dùng giảm ham muốn ăn thịt.
  3. Vì các chất này làm cho lượng các chất khác protein giảm đáng kể, ảnh hưởng đến tổng thể chất lượng của thực phẩm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Cho bảng sau:

Thành phần nào trong khẩu phần ăn ở bảng trên đáp ứng nhu cầu năng lượng

  1. Bột đá
  2. Khô dầu đỗ tương
  3. C. Ngô, cám mạch, cám gạo loại 1
  4. Bột cá cao đạm

 

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về thức ăn hỗn hợp?

  1. Thức ăn hỗn hợp là thức ăn được chế biến, phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán, nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
  2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kì sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
  3. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp thức ăn mà lượng vật chất khô rất ít nhưng lượng chất dinh dưỡng thông qua chế biến lại rất cao. Loại thức ăn này nhằm hỗ trợ vật nuôi trong những tình huống quan trọng.
  4. Thức ăn đậm đặc cung cấp năng lượng, protein, khoáng, vitamin ở dạng đậm đặc, còn có thể bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh.

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, bộ trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm công nghệ 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net