Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 - Văn bản 2: Trao duyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 - Văn bản 2: Trao duyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

VĂN BẢN 2: TRAO DUYÊN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

  1. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  2. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  3. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  4. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố.

Câu 2: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của SGK là gì ?

  1. Thân phận người phụ nữ.
  2. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều.
  3. Phẩm cách cao đẹp của Kiều.
  4. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng

Câu 3: Câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

  1. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
  2. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
  3. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
  4. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này

Câu 4: Của chung trong câu Duyên này thì giữ vật này của chung chỉ những ai ?

  1. Thúy Kiều – Kim Trọng
  2. Thúy Vân – Kim Trọng
  3. Thúy Kiều – Thúy Vân
  4. Vân – Trọng – Kiều

Câu 5: Hành động “trao duyên” trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  1. Tấm lòng hiếu thảo
  2. Sự sâu sắc
  3. Lòng vị tha
  4. Sự bao dung

Câu 6: Đoạn trích Trao duyên thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du ở đâu?

  1. Việc tạo tình huống.
  2. Việc vận dụng các thành ngữ.
  3. Việc miêu tả nội tâm nhân vật.
  4. Việc xây dựng đối thoại.

Câu 7: Nỗi niềm, tâm trạng của nàng Kiều hàm chứa trong hai câu thơ: Trông ra ngọn cỏ lá cây – Thấy hiu hiu gió thì hay chị về hiểu đủ và đúng nhất là gì?

  1. Kiều nghĩ rằng khi chết đi nàng sẽ hóa thân vào gió mây, cây cỏ.
  2. Kiều đang có ý định quyên sinh (tự vẫn).
  3. Kiều đang mong rằng nàng sẽ sớm được trở về với người thân.
  4. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ trở về trong gió chờ giải oan tình

Câu 8: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là gì ?

  1. Miêu tả tâm lí nhân vật
  2. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
  3. Dựng đối thoại, độc thoại
  4. Tạo tình huống đầy mâu thuẫn

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Khi trao duyện, việc Kiều dùng nhiều từ ngữ nhắc đến cái chết có ý nghĩa gì?

  1. Kiều dự cảm nàng về cuộc đời phía trước, sự tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực.
  2. Kiều nói thế để ép Vân phải nhận lời.
  3. Kiều muốn làm cho sự việc thêm nghiêm trọng.
  4. Kiều đang trong tâm trạng rối bời.

Câu 2: Chọn từ cậy (không dùng từ nhờ) trong câu Cậy em em có chịu lời, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?

  1. Cậy có hàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng, biết ơn.
  2. Cậy đồng nghĩa với nhờ nhưng có sắc thái nài ép.
  3. Cậy có nghĩa là “tin cậy”, thể hiện một lòng tin tuyệt đối.
  4. Cậy có tác dụng nhấn mạnh hơn nhờ.

Câu 3: Chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?

  1. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn.
  2. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn
  3. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép.
  4. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói.

Câu 4: Dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân?

  1. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Kiều.
  2. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha.
  3. Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện.
  4. Sau khi Kim Trọng phải đi hộ tang chú ở Liêu Dương.

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Dạ đài là từ gì?

  1. Chỉ nơi mà Kiều sẽ đến chung sống với Mã Giám Sinh.
  2. Chỉ một địa danh mang tính ước lệ.
  3. Chỉ cõi chết lạnh lẽo.
  4. Chỉ nơi thờ phụng của một dòng tộc.

Câu 2: Câu Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung có thể giải nghĩa như thế nào?

  1. Thực ra Kiều không trao duyên mà chỉ trao kỉ vật cho Thúy Vân giữ hộ.
  2. Kiểu không đành lòng lìa bỏ những kỉ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.
  3. Từ sâu thẳm trong lòng, Kiều chưa nỡ trao hẳn cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân, hình như chỉ muốn nhờ Vân giữ hộ.
  4. Kiều chỉ trao duyên cho Vân, nhờ Vân định liệu, còn các kỉ vật thì nàng xin giữ lại.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hình ảnh ẩn dụ trâm gãy gương tan có ngụ ý gì?

  1. Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người, cướp của.
  2. Tiếc nuối những kỉ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa.
  3. Tiếc nuối, cảm thương cho tình duyên không nguyên vẹn của Thúy Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng.
  4. Diễn tả tình trạng tình yêu tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thúy Kiểu và Kim Trọng.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 11 KNTT, bộ trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối Bài 6 - Văn bản 2: Trao duyên

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net