Trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối bài 2: Câu từ và hình ảnh trong thơ trữ tình- Văn bản 1: Nhớ đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Câu từ và hình ảnh trong thơ trữ tình- Văn bản 1: Nhớ đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 2: CÂU TỪ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

VĂN BẢN 1: NHỚ ĐỒNG

A.   TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Bài thơ “Nhớ Đồng” là của tác giả nào?

  1. Tố Hữu
  2. Nguyễn Khoa Điềm
  3. Huy Cận
  4. Nguyễn Bính

Câu 2: Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc thể loại:

  1. Thơ văn xuôi.
  2. Thơ tự sự.
  3. Thơ trữ tình.
  4. Thơ phê phán

Câu 3: Bài thơ “Nhớ đồng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạng.
  2. Khi tác giả nhớ về những ngày mình còn bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
  3. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
  4. Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng.

Câu 4: Bài thơ “Nhớ đồng” được in trong tập thơ:

  1. Việt Bắc (1946 - 1954).
  2. Một tiếng đờn (1979 - 1992).
  3. Từ ấy (1937 - 1946).
  4. Máu và hoa (1972 - 1977).

Câu 5: Câu nào sau đây là nhận định đúng về bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu?

  1. Là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi.
  2. Nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng
  3. Là nỗi hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm.
  4. Là nỗi lòng tha thiết nhớ về người yêu - là một cô thôn nữ.

Câu 6: Cảnh lao tù của tác giả được thể hiện qua hai câu nào trong bài thơ “Nhớ đồng”?

  1. Tôi thu tất cả trong thầm lặng.

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

  1. Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

  1. Cho tới chừ đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày.

  1. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Câu 7: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “Nhớ đồng” là gì?

  1. Bâng khuâng, bồn chồn trước cảnh lao tù.
  2. Buồn và nhớ quê hương, đồng bào da diết.
  3. Vui tươi, phấn khởi khi nhớ lại những kỉ niệm xưa.
  4. Luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống tự do.

Câu 8: Điệp từ “đâu” trong đoạn thơ đã tạo nên giọng điệu gì?

"Đâu gió cồn thơm đất nhả  mùi

Đâu ruồng che mát thuở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?”

  1. Tạo ra nhạc điệu tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng trong lòng nhà thơ trẻ.
  2. Giọng điệu du dương, bay bổng.
  3. Giọng điệu tươi tắn, hồn nhiên.
  4. Tạo giọng điệu buồn bã, tuyệt vọng.

Câu 9: Đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến “Như cảnh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện điều gì?

  1. Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của tác giả.
  2. Sự tái hiện hình ảnh con người quê hương trong tâm hồn tác giả.
  3. Hồi ức của tác giả về những hình ảnh gắn liền với quê hương.
  4. Sự nhớ nhung người bạn mà tác giả đề tặng bài thơ.

Phần 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Những câu nào trong bài thơ “Nhớ đồng” được dùng làm điệp khúc cho bài thơ?

  1. Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.

  1. Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thuở yên vui.

  1. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

  1. A, C đều đúng

Câu 2: Đâu không là sáng tác tiêu biểu của Tố Hữu

  1. Từ ấy
  2. Ra trận
  3. Việt Bắc
  4. Chiều tối

Câu 3: Mở đầu bài thơ, tác giả đề hai chữ “Tặng Vịnh”, Vịnh ở đây là ai?

  1. Hồ Chí Minh trên cương vị Chủ tịch nước.
  2. Nhờ thơ Xuân Diệu, nhà thơ được tác giả yêu mến.
  3. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của tác giả.
  4. Tất cả các đồng chí của Tố Hữu.

Câu 4: Thơ Tố Hữu mang tính chất:

  1. trữ tình chính trị sâu sắc
  2. đậm đà tính dân tộc
  3. Cả hai đều đúng
  4. Cả hai đều sai

Câu 5: Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ và sáng tác bài thơ năm bao nhiêu?

  1. 1938
  2. 1939
  3. 1940
  4. 1941

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Bài thơ nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy ?

  1. Máu lửa
  2. Xiềng xích
  3. Giải phóng
  4. Tất cả đều sai

Câu 2: Bài thơ có mấy phần?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 3: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ điều gì?

  1. Tiếng hò
  2. Tiếng hát
  3. Tiếng ngân
  4. Tiếng rên rỉ

Câu 4: Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ:

  1. Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống.
  2. Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng.
  3. Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm.
  4. Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

 

Câu 1: Con người gần gũi thân thuộc thân thương được môp tả qua những hình ảnh nào trong bài thơ?

  1. Những lưng còng xuống luống cày .
  2. Những bàn tay vãi giống .
  3. Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc → linh hồn đã khuất.
  4. Cả hai ý trên A và B

Câu 2: Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa thể hiện điều gì?

  1. nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh
  2. nhân vật trữ tình cảm nhận được sự cô đơn
  3. nhân vật trữ tình cảm nhận được sự nhớ nhung
  4. Tất cả đều đúng

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 11 KNTT, bộ trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối bài 2: Câu từ và hình ảnh trong thơ trữ tình- Văn bản 1: Nhớ đồng

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com