VĂN BẢN 2: TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Tác giả của văn bản Trí thông minh nhân tạo là ai?
- Ri-sát Oát-xơn
- Giôn Mát Cát-thi
- Mít-sen Cây-pơ
- Bin Can-vin
Câu 2: Văn bản Trí thông minh nhân tạo được trích từ:
- Hồ sơ tương lai: lược sử 50 năm tới
- Kĩ thuật số và con người: chúng ta sẽ sống, yêu và suy nghĩ ra sao trong tương lai
- 50 ý tưởng về tương lai
- Trí tuệ tương lai: kỉ nguyên thông tin đã thay đổi đầu óc chúng ta như thế thế nào, tại sao và chúng ta có thể làm gì?
Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất về Ri-sát Oát-sơn:
- Ông sinh năm 1961 tại Anh
- Là nhà tương lai học và giảng viên đại học
- Ông cũng là cây bút nổi tiếng về các phát minh, sáng chế và là người phân tích, dự đoán các xu hướng toàn cầu trong tương lai
- Tất cả đáp án trên
Câu 4: Nội dung chính của cuốn 50 ý tưởng về tương lai của Ri-sát Oát-sơn nói về:
- Dự báo nhiều mặt về tương lai nhân loại như sự phát triển của kĩ thuật số, sự cạn kiệt tài nguyên, công nghệ nano, trí thuệ ngoài hành tinh, hiểm họa sinh học và dịch bệnh, khủng bố hạt nhân
- Dự báo trước về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể thay thê con người trong tương lai
- Những hành động của con người nhằm ngăn chặn thảm họa trong tương lai
- Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Đâu là tên các cuốn sách đã xuất bản của Ri-sát Oát- sơn:
- Kĩ thuật số và con người: chúng ta sẽ sống, yêu và suy nghĩ ra sao trong tương lai
- Trí tuệ tương lai: kỉ nguyên thông tin đã thay đổi đầu óc chúng ta như thế thế nào, tại sao và chúng ta có thể làm gì?
- 50 ý tưởng về tương lai
- Hồ sơ tương lai: lược sử 50 năm tới
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Thuật ngữ trí thông minh nhân tạo được ra đời vào năm nào?
- 1946
- 1956
- 1966
- 1976
Câu 7: Thuật ngữ trí thông minh nhân tạo do ai đặt ra:
- Giôn Mác Cát-thi
- Mít-sen Cây-pơ
- Bin Can-vin
- Một đáp án khác
Câu 8: Thuật ngữ trí thông minh nhân tạo được viết tắt là:
- IA
- AI
- IB
- BI
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: AI được chia thành mấy nhóm là những nhóm nào?
- AI mạnh
- AI yếu
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 2: Theo số liệu nghiên cứu năm 2008 thì một máy tính có thể xử lí bao nhiêu lệnh mỗi giây?
- 10 tỉ lệnh
- 20 tỉ lệnh
- 90 tỉ lệnh
- Một con số khác
Câu 3: Theo nhà tương lai học Ray Cơ-dơ-uên thì máy tính sẽ vượt qua bài kiểm tra Tu-rinh vào năm nào?
- 2019
- 2029
- 2039
- 2049
Câu 4: Theo Bin Can-vin thì vì sao may tính không bao giờ mô phỏng đươc não người?
- Vì máy tính không thể siêu nhiên được thế
- Vì não người quá phức tạp
- Vì con người không thể phát minh ra máy tính như vậy
- Vì não người gồm nhiều lớp
Câu 5: Câu hỏi mà tác giả băn khoăn là gì?
- Não người về cơ bản chỉ là một cỗ máy với đống dây dợ và vài chất hóa học cũng như điện năng được thêm vào hay còn chứa đựng nhiều hơn thế?
- Nếu máy móc không đạt được trình độ tinh tế như trên thì chúng vẫn trở nên thông minh vậy điều gì xảy đến với những người trước khi làm việc máy móc sẽ đảm nhiệm trong tương lai?
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Theo tác giả thế giới tương lai sẽ là thế giới như thế nào?
- Toàn kim loại
- Sử dụng rất nhiều pin
- Thế giới phẳng
- Cả A và B đều đúng
Câu 2: Theo tác giả thì đến năm 2040 các bộ não máy có thể xử lí bao nhiêu lệnh mỗi giây?
- 100 nghìn tỉ lệnh
- 200 nghìn tỉ lệnh
- 300 nghìn tỉ lệnh
- Một con số khác
Câu 3: Theo Giôn Mác Cát-thi thì kỉ nguyên của các cỗ máy thông minh sẽ trở thành sự thực trong thời gian bao lâu?
- 5 năm
- 10 năm
- 20 năm
- 30 năm
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hệ quả của việc những cỗ máy AI mạnh sẽ có khả năng học hỏi khi chúng vận hành và phản ứng lại những sự kiện bất ngờ là gì?
- Khả năng chẩn đoán bệnh và phẫu thuật lập kế hoạch quân sự và ra lệnh chiến đấu
- Chăm sóc khách hàng được tự động hóa
- Những chú rô bốt với óc sang tạo và tính tự động nhân tạo có thể dự đoán và đối phó tội phạm
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
--------------- Còn tiếp ---------------