Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 - Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 - Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
(tiếp theo)

A.   TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Làm sao để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?

  1. Phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng việt
  2. Thực hiện đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau
  3. Cả hai đáp án trên đều sai
  4. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 2: Các hiện tượng phá vỡ quy tắc  ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học gồm?

  1. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm lạ hóa đối tượng được nói đến
  2. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề câp. Đồng thời bổ sung chức năng mới cho dấu câu khi trình bày văn bản trên giấy.
  4. Tất cả 3 phương án trên

Câu 3: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

  1. Sử dụng hình thức đảo ngữ
  2. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
  4. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 4: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại  gây ấn tượng mạnh cho người đọc?

  1. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
  2. Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
  3. Sử dụng đảo ngữ
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 5: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”  có tác dụng gì?

  1. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
  2. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 6: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
  2. Lòng quê rờn rợn vời con nước
  3. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 7: Câu thơ nào sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả?

  1. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
  2. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
  3. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Câu thơ nào cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập?

  1. Vừa thoáng tiếng còi tàu

Lòng đã Nam đã Bắc

  1. Cột đèn rớm điện

Là chiều Bích Câu

  1. Hai đáp án trên đều sai
  2. Hai đáp án trên đều đúng

Câu 9: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông

  1. Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

  1. Ao sâu lạnh lẽo, nước trong veo
  2. Tất cả đáp án trên

Câu 10: Câu thơ nào sau đây phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu

  1. Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người
  2. Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
  3. Tất cả đáp án trên

Câu 11: Trong câu thơ “Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp” có gì khác lạ?

  1. Sự kết hợp độc đáo khác lạ của cụm từ buồn điệp điệp
  2. Đảo ngữ
  3. Biện pháp sử dụng từ láy điệp điệp
  4. Tất cả đáp án trên

 

Câu 12: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?

Lao xao chợ cá làng ngư phủ”

  1. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp
  2. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không
  3. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 13: Câu thơ nào không phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?

  1. Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

  1. Bạc phơ mái tóc người Cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

  1. Sông được lúc dềnh dàng

   Chim bắt đầu vôi vã

  1. Không đáp án nào đúng

 

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 11 KNTT, bộ trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối Bài 7 - Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net