BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Cảm ứng là gì?
- Là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi bên trong của sinh vật đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống
- Là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi của môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống
- Là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi bên ngoài của sinh vật đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống
- Cả 3 đáp án đều sai
Câu 2: Cảm ứng ở thực vật….?
- Diễn ra nhanh, khó nhận ra
- Diễn ra lâu, dễ nhận ra
- Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
- Diễn ra lâu, khó nhận ra
Câu 3: Cảm ứng ở động vật...?
- Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
- Diễn ra nhanh, khó nhận ra
- Diễn ra chậm, khó nhận ra
- Diễn ra chậm, dễ nhận ra
Câu 4: “Cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển”. Điều này đúng hay sai?
- Không thể kết luận vì chưa đủ dữ kiện
- Sai, vì cảm ứng mang tính cá nhân của sinh vật, nên chúng chỉ thích nghi với thay đổi của bản thân chúng
- Sai, vì môi trường thay đổi là sinh vật sẽ chết, nên không có chuyện thích nghi được
- Đúng
Câu 5: Đâu là một ví dụ về cảm ứng ở thực vật?
- Cây xương rồng biến lá thành gai để giảm thoát hơi nước
- Chạm tây vào cây trinh nữ (cây xấu hổ), lá sẽ cụp xuống
- Cây hoa mộc bị gió thổi bay hoa
- Cây phong lan có thể sống trên thân cây cau
Câu 6: Đâu là ví dụ về cảm ứng của động vật?
- Buổi sáng con chó thức dậy
- Khi chạm tay vào con giun nó sẽ co và xoắn mình lại
- Buổi chiều tà con gà khó nhìn thấy vật xung quanh
- Con mèo thích ngồi gần đống lửa vào mùa đông
Câu 7: Hình thức cảm ứng ở thực vật là?
- Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
- Rễ cây tự tìm đến nơi có chất dinh dưỡng cao
- Khi con kiens chui vào miệng cây nắp ấm thì nó lập tức đóng lại
- Cả ba đáp án trên
Câu 8: Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là?
- Các hoạt động cảm ứng
- Các kích thích
- Các điều kiện thích nghi
- Các phản ứng chuỗi
Câu 9: Các bộ phân tham gia cảm ứng ở thực vật là?
- Rễ
- Thân
- Lá
- Cả A, B và C
Câu 10: Bộ phận tham gia cảm ứng ở động vật là?
- Tất cả những bộ phận có dây thần kinh và cung phản xạ
- Chân, tay, mặt
- Chỉ chân và tay
- Mọi bộ phận
Câu 11: Cảm ứng ở động vật và thực vật ở loài nào nhanh hơn?
- Thực vật
- Động vật
- Như nhau
- Không so sánh được
Câu 12: Cây nắp ấm bắt mồi giống với hiện tượng nào sau đây?
- Cây trinh nữ cụp lá
- Con mèo chơi với một con mèo khác
- Con hổ nhìn thấy con mồi và đuổi theo
- Cây đào bị gió thổi bay hết hoa
THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Cho đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 7
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Câu 1: Chỗ chấm số (1) là?
- Trả lời
- Tiếp nhận
- Nhận biết
- Điều hòa
Câu 2: Chỗ chấm số (2) là?
- Hòa nhập
- Điều hòa
- Tiếp nhận
- Phản ứng
Câu 3: Chỗ chấm số (3) là?
- Môi trường
- Năng lượng
- Nội bào
- Nhân tố
Câu 4: Chỗ chấm số (4) là?
- Môi trường
- Cơ thể
- Nội bào
- Tế bào
Câu 5: Chỗ chấm số (5) là?
- Phản ứng
- Tiếp nhận
- Thích nghi
- Môi trường
Câu 6: Chỗ chấm số (6) là?
- Thực vật
- Động vật
- Con người
- Cơ thể
Câu 7: Chỗ chấm số (7) là?
- Con người
- Thực vật
- Động vật
- Cơ thể
VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào?
- Trụ bám
- Ánh sáng
- Nước
- Đất
Câu 2: Hiện tượng cảm ứng “Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi” thuộc loại kích thích nào?
- Ánh sáng
- Con người
- Âm thanh
- Giá đỡ
Câu 3: “Chuột nhìn thấy mèo thì bỏ chạy” ở đây kích thích chính là gì?
- Mèo
- Sợ hãi
- Âm thanh
- Mùi cơ thể
Câu 4: Kích thích chính của “Khi tham gia giao thông, nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng xe lại” là?
- Lòng đường.
- Đèn giao thông chuyển màu đỏ
- Phương tiện giao thông
- Cái đèn
Câu 5: “Vào mùa đông, cây bàng rụng lá” phản ứng ở đay là?
- Nhiệt độ
- Rụng lá
- Cây bàng
- Mùa đông
Câu 6: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng?
- Khi chyaj nhảy thì toát mồ hôi.
- Thân cây bám vào giá thể.
- Rễ cây tìm nước có trong đất.
- Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng.
Câu 7: Phản ứng của “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” là?
- Con chó
- Âm thanh
- Tiếng gọi
- Chó vẫy đuôi
VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Biết rằng, hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Ý kiến thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, ý kiến thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy giải thích về tác nhân kích thích của hiện tượng này?
- Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Độ ẩm
- Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Nhiệt độ, ánh sáng
- Ở cây xấu hổ: Nhiệt độ, ánh sáng; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học
- Ở cây xấu hổ: Độ ẩm; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học
Câu 2: Sử dụng các từ gợi ý: phản ứng, bên trong, cơ thể để hoàn thành đoạn thông tin về cảm ứng: Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và ...(1)... lại các kích thích từ môi trường ...(2)... và môi trường bên ngoài của ...(3)... sinh vật.
- (1) cảm ứng
(2) bên trong
(3) cơ thể
- (1) phản ứng
(2) nội bào
(3) cơ thể
- (1) phản xạ có điều kiện
(2) bên trong
(3) cơ thể
- (1) phản ứng
(2) bên trong
(3) cơ thể
--------------- Còn tiếp ---------------