Trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤVÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp gì cho sinh vật?

  1. Giúp sinh vật mất năng lượng
  2. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển
  3. Giúp sinh vật sống gần nhau hơn
  4. Giúp sinh vật sống xa nhau hơn

Câu 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh giới gồm mấy giai đoạn?

  1. 4
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 3: Có mấy phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?

  1. 2
  2. 3
  3. 1
  4. 4

Câu 4: “Sinh vật không cần trao đổi chất mà vẫn có thể sống được, ví dụ như lá cây, nó không cần ăn thịt mà vẫn có thể sống”. Điều này đúng hay sai?

  1. Không kết luận được điều gì
  2. Điều này đúng
  3. Sai, vì lá cây không sống
  4. Sai, vì lá cây có chất dinh dưỡng từ cây nuôi

Câu 5: Sinh vật lấy các chất dinh dưỡng từ đâu để cung cấp cho quá trình trao đổi chất và năng lượng?

  1. Từ chính nó
  2. Từ môi trường
  3. Từ con người
  4. Từ tạo hóa

         

Câu 6: Những chất mà cơ thể sinh vật tiết ra ngoài đưuọc gọi là?

  1. Chất dinh dưỡng
  2. Chất thải, chất độc hại, chất dư thừa
  3. Nước
  4. Thức ăn

Câu 7: Những chất thải độc hại nếu bị ứ động ở cơ thể sinh vật thì nó gây ra?

  1. Rối loạn các hoạt động sống, có thể gây tử vong
  2. Rối loạn hoạt động sống và giúp sinh vật sống tốt hơn
  3. Chắc chắn gây chết 100%
  4. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống tốt hơn

Câu 8: Cấc dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sinh vật được thể hiện qua mấy quá trình?

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 1

Câu 9: Đầu vào để thực hiện trao đổi chất ở thực vật là?

  1. Thịt, cá, rau
  2. Ánh sáng, thịt
  3. Bóng tối, H2SO4, O2
  4. Chất khoáng, H2O, CO2, Ánh sáng

Câu 10: Ở hầu hết các động vật, đầu vào để giúp thực hiện trao đổi chất là?

  1. O2, thức ăn
  2. CO2, thức ăn
  3. O2, CO2
  4. Cả A, B và C đều sai

Câu 11: Qua trình biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào diễn ra theo mấy quá trình?

  1. 3
  2. 2
  3. 4
  4. 1

Câu 12: Năng lượng được tạo ra của tế bào là?

  1. ATP
  2. ABP
  3. Phosphate
  4. Hormone
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là?

  1. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất à Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở cơ thể à Thải các chất vào môi trường à Điều hòa
  2. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất à Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào à Thải các chất vào môi trường à Điều hòa
  3. Tiếp nhận các chất từ con người và vận chuyển các chất à Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào à Thải các chất vào môi trường à Điều hòa
  4. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất à Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào à Giữ lại tất cả các chất à Điều hòa

Câu 2: Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là?

  1. ATP
  2. Nhiệt năng
  3. Động năng
  4. Quang năng

Câu 3: Hai quá trình biến đổi chất kèm theo chuyển hóa ở sinh vật là?

  1. Đồng hóa và dị hóa
  2. Đồng đẳng và đồng phân
  3. Đồng năng và dị năng
  4. Đồng ứng và dị năng

 

Câu 4: Đồng hóa là quá trình?

  1. Tổng hợp các chất và phân giải các chất
  2. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
  3. Phân giải các chất và tích lũy năng lượng
  4. Tích lũy và giải phóng năng lượng

Câu 5: Phân giải các chất và giải phòng năng lượng là của quá trình nào?

  1. Đồng hóa
  2. Hô hấp
  3. Dị hóa
  4. Quang hợp

Câu 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào là cơ sở cho?

  1. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.
  2. Quá trình biến đổi của sinh vật để dẫn đến sự diệt vong
  3. Quá trình sinh vật tiến hóa và biến đổi theo mỗi trường
  4. Cả A, B, C đều sai

Câu 7: Đối với sinh vật sống, có những phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nào?

  1. Hô hấp và Quang hợp
  2. Hữu tính và vô tính
  3. Dị dưỡng hoặc tự dưỡng
  4. Dị dưỡng hoặc đồng dưỡng
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trong sinh giải có rất nhiều loài sinh vật có phương thức trao đổi chất là tự dưỡng. Khi chúng chỉ cần môi trường cung cấp nhưng chúng để lại cho môi trường rất nhiều vai trò, hãy nếu những vai trò đó?

  1. Cung cấp Oxy, đảm bảo cho hầu hết các hoạt động sống của sinh vật
  2. Cung cấp thức ăn, nơi sở, chỗ sinh sản cho động vật
  3. Điều hòa khí hậu: Tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho quá trình tồn tại và phát triển của sinh vật
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?

  1. Ở gà hoặc chim bồ câu ở khoang miệng có răng nên chúng mổ thêm các hạt sỏi nhỏ vào mề, giúp nghiền thức ăn dễ dàng nhờ lớp cơ dày, khoẻ, chắc của mề; chà sát thức ăn được làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều
  2. Ở gà hoặc chim bồ câu kích thước miệng nhỏ, mà cấu tạo là mỏ, nên khi mổ thức ăn, chúng sẽ mổ nhầm chúng các hạt sỏi. Tuy nhiên mề không thể tiêu hóa được sỏi nên khi mổ ra sẽ thấy sỏi
  3. Ở gà hoặc chim bồ câu ở khoang miệng không có răng nên chúng mổ thêm các hạt sỏi nhỏ vào mề, giúp nghiền thức ăn dễ dàng nhờ lớp cơ dày, khoẻ, chắc của mề; chà sát thức ăn được làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều
  4. Vì ở gà hoặc chim bồ câu, dạ dày yếu, nên chúng sẽ đưua thêm sỏi và cơ thể để giúp nghiền thức ăn

Câu 3: Ở thực vật và động vật đều có chung quá trình nào sau đây để tạo ra năng lượng?

  1. Hô hấp
  2. Quang hợp
  3. Dị dưỡng
  4. Tự dưỡng

Câu 4: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

  1. Điện năng → Nhiệt năng và Hóa năng → Nhiệt năng
  2. Hóa năng → Nhiệt năng và Điện năng → Cơ năng
  3. Quang năng → Hóa năng và Điện năng → Nhiệt năng
  4. Quang năng → Hóa năng và Hóa năng → Nhiệt năng

Câu 5: Cho ba trường hợp sau: (A) người đang chơi thể thao, (B) người đang ngủ, (C) người đang đi bộ. Hãy so sánh tốc độ trao đổi chất ở ba trường hợp trên. Giải thích?

  1. - Tốc độ trao đổi chất tăng dần ở các trường hợp theo thứ tự: (A), (C), (B).

- Giải thích:

+ Nhu cầu năng lượng của cơ thể càng cao thì quá trình chuyền hóa vật chất và năng lượng diễn ra càng nhanh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể. Mà quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng càng nhanh thì tốc độ trao đổi chất càng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp vật chất và đào thải các chất thải ra ngoài.

+ Do người chơi thể thao tiêu hao năng lượng nhiều nhất, người đang ngủ tiêu hao năng lượng ít nhất nên tốc độ trao đổi chất ở người chơi thể thao là cao nhất và thấp nhất ở người đang ngủ.

  1. - Tốc độ trao đổi chất giảm dần ở các trường hợp theo thứ tự: (A), (C), (B).

- Giải thích:

+ Nhu cầu năng lượng của cơ thể càng cao thì quá trình chuyền hóa vật chất và năng lượng diễn ra càng nhanh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể. Mà quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng càng nhanh thì tốc độ trao đổi chất càng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp vật chất và đào thải các chất thải ra ngoài.

+ Do người chơi thể thao tiêu hao năng lượng nhiều nhất, người đang ngủ tiêu hao năng lượng ít nhất nên tốc độ trao đổi chất ở người chơi thể thao là cao nhất và thấp nhất ở người đang ngủ.

  1. - Tốc độ trao đổi chất giảm dần ở các trường hợp theo thứ tự: (A), (C), (B).

- Giải thích:

+ Nhu cầu năng lượng của cơ thể càng cao thì quá trình chuyền hóa vật chất và năng lượng diễn ra càng chậm nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Mà quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng càng chậm thì tốc độ trao đổi chất càng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp vật chất và đào thải các chất thải ra ngoài.

+ Do người chơi thể thao tiêu hao năng lượng nhiều nhất, người đang ngủ tiêu hao năng lượng ít nhất nên tốc độ trao đổi chất ở người chơi thể thao là cao nhất và thấp nhất ở người đang ngủ.

  1. - Tốc độ trao đổi chất giảm dần ở các trường hợp theo thứ tự: (A), (C), (B).

- Giải thích:

+ Nhu cầu năng lượng của cơ thể càng cao thì quá trình chuyền hóa vật chất và năng lượng diễn ra càng nhanh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể. Mà quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng càng nhanh thì tốc độ trao đổi chất càng chậm nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp vật chất và tránh mất chất ra ngoài.

+ Do người chơi thể thao tiêu hao năng lượng nhiều nhất, người đang ngủ tiêu hao năng lượng ít nhất nên tốc độ trao đổi chất ở người chơi thể thao là cao nhất và thấp nhất ở người đang ngủ.

Câu 6: Sinh vật có sử dụng hết toàn bộ các chất được lấy từ môi trường không? Giải thích?

  1. Sinh vật không sử dụng hết toàn bộ các chất được lấy từ môi trường vì trong quá trình trao đổi chất không thải ra ngoài các chất không cần thiết và các chất dư thừa.
  2. Sinh vật có sử dụng hết toàn bộ các chất được lấy từ môi trường vì trong quá trình trao đổi chất sinh vật tận dụng triệt để các chất của môi trường xung quanh
  3. Sinh vật không sử dụng hết toàn bộ các chất được lấy từ môi trường vì trong quá trình trao đổi chất có thải ra ngoài các chất không cần thiết và các chất dư thừa.
  4. Sinh vật không sử dụng hết toàn bộ các chất được lấy từ môi trường vì trong quá trình trao đổi chất có thải ra ngoài các chất cần thiết và các chất dư thừa.

Câu 7: Trong sơ đồ chuyển hóa sau về mối qua hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào và cơ thể, tại sao quá trình đồng hóa và dị hóa lại là mũi tên hai chiều?

  1. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình tổng hợp và tích lũy năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
  2. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng. Sau đó quá trình kết thúc.
  3. Vì đồng hóa và dị hóa xảy ra 2 lần, còn các quá trình khác chỉ xảy ra duy nhất một làn trong cuộc đời sinh vật
  4. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Khi sinh vật sử dụng O2 và thải ra CO2 đay là quá trình hô hấp, quá trình này trong thực tế nó sẽ diễn ra như thế nào?

  1. Thực chất đây là những biến đổi vật chất kèm theo sự biến đổi về năng lượng trong tế bào. Quá trình hô hấp làm biến đổi các phân tử nhỏ (Carbonhydrate, lipid, protein) thành các phân tử nhỏ hơn , đồng thời năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi
  2. Thực chất đây là những biến đổi vật chất kèm theo sự biến đổi về năng lượng trong tế bào. Quá trình hô hấp làm biến đổi các phân tử lớn (Carbonhydrate, lipid, protein) thành các phân tử nhỏ hơn , đồng thời năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi
  3. Thực chất đây là những biến đổi năng lượng kèm theo sự biến đổi về vật chất trong tế bào. Quá trình hô hấp làm biến đổi các phân tử lớn (Carbonhydrate, lipid, protein) thành các phân tử nhỏ hơn , đồng thời năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi
  4. Thực chất đây là những biến đổi vật chất kèm theo sự biến đổi về năng lượng trong tế bào. Quá trình hô hấp làm biến đổi các phân tử lớn (Carbonhydrate, lipid, protein) thành các phân tử nhỏ hơn , đồng thời năng lượng phân giải trong các liên kết hóa học của các phân tử lớn ở dạng dễ chuyển đổi

Câu 2: Một con hổ đã chạy và săn bắt được một con nai rừng. Điều này nói gì về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

  1. Phương thức trao đổi chất của con hổ là dị dưỡng, nó sử dụng năng lượng của quá trình dị hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó phân giải trong quá trình đồng hóa, và cứ như vậy.
  2. Phương thức trao đổi chất của con hổ là hữu tính, nó sử dụng năng lượng của quá trình dị hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó tích lũy trong quá trình đồng hóa, và cứ như vậy.
  3. Phương thức trao đổi chất của con hổ là dị dưỡng, nó sử dụng năng lượng của quá trình dị hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó tích lũy trong quá trình đồng hóa, và cứ như vậy.
  4. Phương thức trao đổi chất của con hổ là dị dưỡng, nó sử dụng năng lượng của quá trình đồng hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó tích lũy trong quá trình dị hóa, và cứ như vậy.

Câu 3: Tại sao Động vật ăn thực vật lại có dạ dày to và độ dài ruột lớn?

  1. Vì thành phần chủ yếu trong thức ăn là xenlulozơ, ít protein và lipit ⇒hàm lượng dinh dưỡng ít ⇒ khối lượng thức ăn cung cấp không cần nhiều ⇒ nơi chứa thức ăn phải lớn ⇒ dạ dày phải to, ruột phải đủ dài đảm bảo tiêu hoá và hấp thụ được tốt nhất ⇒ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.
  2. Vì thành phần chủ yếu trong thức ăn là xenlulozơ, ít protein và lipit ⇒hàm lượng dinh dưỡng ít ⇒ khối lượng thức ăn cung cấp cần nhiều ⇒ nơi chứa thức ăn phải đủ nhỏ ⇒ dạ dày phải to, ruột phải đủ dài đảm bảo tiêu hoá và hấp thụ được tốt nhất ⇒ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.
  3. Vì thành phần chủ yếu trong thức ăn đạm lấy từ thịt ⇒hàm lượng dinh dưỡng ít ⇒ khối lượng thức ăn cung cấp cần nhiều ⇒ nơi chứa thức ăn phải lớn ⇒ dạ dày phải to, ruột phải đủ dài đảm bảo tiêu hoá và hấp thụ được tốt nhất ⇒ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.
  4. Vì thành phần chủ yếu trong thức ăn là xenlulozơ, ít protein và lipit ⇒hàm lượng dinh dưỡng ít ⇒ khối lượng thức ăn cung cấp cần nhiều ⇒ nơi chứa thức ăn phải lớn ⇒ dạ dày phải to, ruột phải đủ dài đảm bảo tiêu hoá và hấp thụ được tốt nhất ⇒ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây là một sơ đồ chi tiết và quá trình trao đổi chất ở một loài sinh vật, hãy dựa vào kiến thức tổng hợp và cho biết nó là sơ đồ của sinh vật nào?

  1. Trao đổi chất của nấm
  2. Trao đổi chất của vi khuẩn
  3. Trao đổi chất của tế bào động vật
  4. Trao đổi chất ở tế bào thực vật

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 KNTT, bộ trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net