Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 24. KHÁI QUÁT VỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Sinh sản là gì?

  1. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
  2. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
  3. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
  4. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài

 

Câu 2: Ở sinh vật có mấy kiểu sinh sản?

  1. Sinh con và sinh trứng
  2. Sinh sản hoàn toàn và bán hoàn toàn
  3. Sinh sản cơ học và hóa học
  4. Sinh sản vô tính và hữu tính

 

Câu 3: Sinh sản vô tính là

  1. Hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
  2. Hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
  3. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.
  4. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.

 

Câu 4: Sinh sản hữu tính là?

  1. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và 1 giao tử cái để tạo thành hợp tử
  2. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử cái và giao tử cái để tạo thành hợp tử
  3. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao đực cái để tạo thành hợp tử
  4. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của cả giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử

 

Câu 5: Những kiểu sinh sản của hình thức sinh sản vô tính ở động vật là?

  1. Nhân đôi, nảy mầm, phân mảnh, trinh sinh
  2. Nhân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
  3. Nhân đôi, nảy chồi, phân mảnh, phân sinh
  4. Nhân đôi, nảy mầm, phân mảnh, phân sinh

         

Câu 6: Sinh sản vô tính ở thực vật có hình thức nào?

  1. Phân tách
  2. Sinh sản sinh dưỡng
  3. Nảy chồi
  4. Phân mảnh

 

Câu 7: Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?

  1. Đẻ trứng
  2. Đẻ trứng thai
  3. Đẻ con
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 8: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể….?

  1. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  2. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  3. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  4. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

 

Câu 9: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

  1. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
  2. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
  3. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
  4. Cây táo non phát triển từ hạt.

 

Câu 10: Đâu là một mục đích của sinh sản?

  1. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  2. duy trì sự phát triển của sinh vật.
  3. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
  4. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

 

Câu 11: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

  1. cần 2 cá thể
  2. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
  3. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
  4. chỉ cần giao tử cái

 

Câu 12: Hình thức sinh sản ở động vật hay thực vật sẽ phức tạp hơn?

  1. Động vật
  2. Thực vật
  3. Bằng nhau
  4. Không kết luận được

 

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Cho phần nội dung sau, hãy điền các từ còn thiếu bằng cách trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

Sinh sản (1)…. là quá trình tạo ra một sinh vật mới với các đặc điểm giống hệt cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp (2)… của một cá thể khác. Vi khuẩn phân chia vô tính bằng cách (3)…..; Thủy tức (các dạng không xương sống thuộc bộ Hydroidea) và nấm men có thể tạo ra bằng cách (4)…. .Các sinh vật này không có sự khác biệt về giới tính, và chúng có thể chia tách thành hai hay nhiều cá thể.

Câu 1: Chỗ chấm thứ (1) là?

  1. Hữu tính
  2. Vô tính
  3. Song tính
  4. Dị tính

 

Câu 2: Chỗ chấm thứ (2) là?

  1. Của mẹ
  2. Của cha
  3. Vật liệu di truyền
  4. Chất truyền thông tin

 

Câu 3: Chỗ chấm thứ (3) là?

  1. Nhân đôi
  2. Phân mảnh
  3. Mọc chồi
  4. Đẻ con

 

Câu 4: Chỗ chấm thứ (4) là?

  1. Phân mảnh
  2. Nảy mầm
  3. Nảy chồi
  4. Đẻ trứng

Cho đoạn nội dung sau, hãy điền vào chỗ chấm bằng cách trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 7

Sinh sản (1)…. là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật mới bằng cách kết hợp vật liệu di truyền từ hai cá thể khác nhau của loài. Mỗi sinh vật bố mẹ góp (2)… tạo ra giao tử đơn bội. Hầu hết sinh vật tạo ra (3)… giao tử khác nhau.

 

Câu 5: Chỗ chấm thứ (1) là?

  1. Dị tính
  2. Vô tính
  3. Hữu tính
  4. Song tính

 

Câu 6: Chỗ chấm số (2) là?

  1. Một nửa yếu tố di truyền
  2. Tất vả yếu tố di truyền
  3. Không có yếu tố di truyền
  4. Một phần mười yếu tố di truyền

 

Câu 7: Chấm chấm thứ (3) là?

  1. Ba kiểu
  2. Một kiểu
  3. Hai kiểu
  4. Bốn kiểu

 

  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Nhóm động vật có hình thức trinh sinh là?

  1. ong, kiến, rệp, mối.
  2. thủy tức, bọt biển, giun dẹp, sứa.
  3. giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thủy tức.
  4. bọt biển, giun dẹp, thủy tức, bọ cạp.

 

Câu 2: Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?

  1. Con người.
  2. Amip.
  3. Thuỷ tức.
  4. Vi khuẩn.

Câu 3: Động vật nào sau đây chỉ có hình thức sinh sản vô tính?

  1. Bọt biển.
  2. Voi.
  3. Giun đũa.
  4. Chuồn chuồn.

 

Câu 4: Hoa lưỡng tính là

  1. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
  2. hoa có nhị và nhụy hoa.
  3. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
  4. hoa có đài và tràng hoa.

 

Câu 5: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?

  1. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
  2. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
  3. Sinh sản bằng củ ở gừng
  4. Sính sản bằng thân rễ ở cây rau má.

 

Câu 6: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?

  1. Lá.
  2. Rễ.
  3. Hạt giống
  4. Thân củ.

 

Câu 7: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

  1. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
  2. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
  3. để tránh sâu, bệnh gây hại.
  4. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là?

  1. Có quá trình hình thành và hợp chất của các tế bào sinh dục
  2. Thế hệ con cháu sinh ra đồng nhất về đặc tính di truyền
  3. Luôn có sự tái tổ hợp và trao đổi của hai bộ gene
  4. Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử

 

Câu 2: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là?

  1. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn
  2. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
  3. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
  4. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

 

Câu 3: “Sinh sản vô tính được điều hòa chủ yếu bở hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào và hormone”. Điều này đúng hay sai?

  1. Sai, được điềuhòa bởi hệ thần kinh
  2. Đúng
  3. Sai, chỉ được điều hòa bởi chu kỳ tế bào
  4. Không đủ dữ kiện để kết luận

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 KNTT, bộ trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com