Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối Bài 27: Sinh sản ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Sinh sản ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 27. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Sinh sản vô tính ở động vật là gì?

  1. Là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới khác hẳn mình, có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
  2. Là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
  3. Là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, luôn có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
  4. Là kiểu sinh sản mà nhiều cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới khác với mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

 

Câu 2: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở nào?

  1. Phân hóa
  2. Trinh sinh
  3. Giảm phân
  4. Phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân)

 

Câu 3: Các hình thức sinh sản vô tính?

  1. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
  2. Ghép đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
  3. Phân đôi, nảy chồi, phân bào nguyên nhiễm, trinh sinh
  4. Phân đôi, lóng sinh sản, phân mảnh, trinh sinh

 

Câu 4: Sinh sản hữu tính ở động vật là?

  1. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực lưỡng bội và giao tử lưỡng bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới
  2. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử lưỡng bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới
  3. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực lưỡng bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới
  4. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới

 

Câu 5: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật có mấy giai đoạn?

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

         

Câu 6: Các hormone ở tuyến nào tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn kích thích sinh sản tinh trùng?

  1. Thần kinh
  2. Nội tiết
  3. Tiêu hóa
  4. Sinh sản

 

Câu 7: Điều nào sau đây gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở động vật và con người?

  1. Căng thẳng thần kinh, tâm lý bất ổn
  2. Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và tuyến nội tiết
  3. Thức ăn, môi trường độc hại
  4. Cả A, B và C

 

Câu 8: Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?

  1. Đẻ trứng, đẻ bào tử
  2. Đẻ thai, đẻ con
  3. Đẻ trứng, đẻ trứng thai, đẻ con
  4. Đẻ trứng thai, đẻ bào tử

 

Câu 9: Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?

  1. Tự thụ tinh là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
  2. Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo.
  3. Thụ tinh chéo là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
  4. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tính.

 

Câu 10: Thai sinh là hiện tượng.

  1. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.
  2. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng
  3. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.
  4. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

 

Câu 11: Ở người, sau khoảng bao lâu thì người phụ nữ mang thai sẽ sinh con?

  1. 7 tuần
  2. 9 tháng 10 ngày
  3. 1 năm
  4. 90 tuần

 

Câu 12: Phụ nữ nên sinh con kế tiếp sau bao nhiêu năm để đảm bảo sức khỏe và sự hôi phục cơ thể?

  1. Từ 3 năm
  2. Từ 1 năm
  3. 20 năm
  4. 30 năm

 

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Hoocmôn nào sau đây ảnh hưởng đến cơ quan phụ nữ?

  1. Melatonin
  2. Estrogen
  3. Progesteron
  4. Testosterone

 

Câu 2: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là sự kết hợp

  1. của hai giao tử đực và giao tử cái
  2. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái
  3. bội NST đơn bội (n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n) ở hợp tử
  4. các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái

 

Câu 3: Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?

  1. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
  2. từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
  3. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ con
  4. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng

 

Câu 4: Hạn chế của sinh sản vô tính là?

  1. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
  2. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
  3. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
  4. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

 

Câu 5: Tự thụ phấn là sự

  1. thụ phấn của hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài
  2. thụ phấn của hạt phấn của cây này với cây khác loài
  3. thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây
  4. kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác

 

Câu 6: Vì sao sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính?

  1. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
  2. Vì thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt với sự thay đổi của môi trường.
  3. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm giảm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
  4. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

 

Câu 7: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là chuyển nhân của tế bào

  1. xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  2. xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  3. xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  4. xôma, kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới

 

  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Xác định các bệnh lây truyền từ người này sang người khác…

1) AIDS

2) Xơ gan

3) Viêm gan B

4) Bệnh giang mai

Chọn câu trả lời đúng từ các mã được cung cấp bên dưới?

  1. 1, 2, 3 & 4
  2. 2, 3 & 4
  3. 3 & 2
  4. 1, 3 & 4

 

Câu 2: Tỷ lệ tiêu thụ oxy cụ thể đối với tế bào động vật có vú nằm trong khoảng? (trong đó n và p tương ứng là nano và pico)

  1. 0,05-5 nmol O2/tế bào/h
  2. 5 - 10 nmol O2/tế bào/h
  3. 0,05-5 pmol của O2/tế bào/h
  4. 5 - 10 pmol của O2/cell/h

 

Câu 3: Biện pháp tránh thai nào có thể bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục?

  1. Bao cao su
  2. Thuốc tránh thai
  3. cấy ghép hormone
  4. Thắt ống dẫn tinh

 

Câu 4: Tại sao khi gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn lại phát triển không bình thường, mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên?

  1. Vì không còn hoocmôn nào nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
  2. Vì không còn hoocmôn testostêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
  3. Vì không còn hoocmôn ơstrôgen nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
  4. Vì không còn hoocmôn prôgestêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp

 

Câu 5: Có một phương pháp điều trị vô sinh bằng phẫu thuật đặc biệt, trong đó trứng trưởng thành được lấy qua nội soi ổ bụng từ buồng trứng của phụ nữ. Có đến bốn trong số những quả trứng này được đưa vào một ống thông đặc biệt chứa tinh trùng của bạn tình. Trứng và tinh trùng sau đó được tiêm ngược trở lại ống dẫn trứng của người phụ nữ. Thủ tục này được gọi là gì?

  1. IVF
  2. GIFT
  3. IUT
  4. AID

 

Câu 6: Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây? Ong, Mối, Giun dẹp, Bọ xít, Kiến, Rệp

  1. 1, 2, 3
  2. 2, 3, 4
  3. 3, 4, 5
  4. 1, 5, 6

 

Câu 7: Sơ đồ thể hiện hệ thống sinh sản nữ. Chức năng của phần có nhãn X là gì?

  1. Sản xuất hợp tử, tiết hormone
  2. tiết hormone
  3. Sản xuất hợp tử
  4. sản xuất giao tử

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Trong quá trình phát triển của các tế bào động vật trong quá trình nuôi cấy, người ta nhận thấy rằng các tế bào trông không được khỏe mạnh cho lắm. Sau khi điều tra, người ta thấy rằng có rất nhiều axit lactic trong dịch nuôi cấy. Có lẽ điều gì sai với trường hợp này?

  1. Rượu etylic đang sinh ra dư
  2. Các tế bào không có đủ oxy
  3. Glycolysis đang bị ức chế
  4. Các tế bào có quá nhiều oxy

 

Câu 2: Sơ đồ thể hiện một số bộ phận của hệ sinh dục nam. Phần nào bị cắt khi thắt ống dẫn tinh?

  1. C
  2. B
  3. A
  4. D

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 KNTT, bộ trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức Bài 27: Sinh sản ở động vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net