1. Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp:
- Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những quý tộc thị người Giéc-man (thông qua việc chiếm nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã và được phong tước vị) và quý tộc La Mã quy thuận chính người Giéc Man (họ được giữ lại ruống đất).
- Nông nô được hình thành từ nô lệ (được giải phóng) và nông dân tự do (mất ruộng đất).
2. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu:
- Người Giéc-man tràn vào xâm chiếm La Mã. Đến khoảng thế kỉ V, lập ra những vương quốc man tộc (theo cách gọi của người La Mã, vì trước khi xâm nhập, họ còn ở trong tình trạng tan rã của xã hội nguyên thủy) như: Vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng,…
- Các quý tộc thị người Giéc-man chiếm nhiều ruộng đất của các chủ nô La Mã, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến. Những quý tộc La Mã cũ quy thuận chính quyền mới cũng được cho phép giữ lại ruộng đất, trở thành một bộ phận của giai cấp phong kiến.
- Nông dân tự do bị mất ruộng đất và và các nô lệ được giải phóng trở thành nông nô. Những nông nô này nhận được ruộng đất từ lãnh chúa và có trách nhiệm nộp tô thuế cho lãnh chúa. Lãnh chúa có quyền chi phối mọi mặt đời sống nông nô, thậm chí cả việc cưới xin, ma chay.
- Quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô là quan hệ bóc lột.
- Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành ba vương quốc và chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước này (về sau trở thành Pháp, Đức, I-ta-li-a).