Soạn chân trời sáng tạo SBT Ngữ văn 7 tập 1 bài 3: Những góc nhìn văn chương (Viết)

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 3: Những góc nhìn văn chương (Viết), trang 52 ngữ văn 7 tập 1. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Trả lời:

- Khái niệm:

Nhân vật văn học là hình tượng con người được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật có thể là con người có tên tuổi, quê quán, tính cách hoặc là thần, bán thần hoặc những sự vật, con vật… mang đặc điểm, tính cách như con người, được dùng như phương tiện để biểu hiện con người. Mỗi nhân vật là “con đẻ” của nhà văn, là phương tiện khái quát hóa đời sống; thể hiện thái độ, quan niệm và tư tưởng của nhà văn đối với con người và xã hội.

- Yếu cầu:

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, có các loại nhân vật tương ứng: Căn cứ vào vị trí của nhân vật trong truyện có nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Căn cứ vào cấu trúc nhân vật có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Như vậy, bản thân nhân vật trong các tác phẩm tồn tại dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Vì thế, khi phân tích nhân vật cũng cần xác định góc tiếp cận với nhân vật.

Bài 2: Nêu bố cục của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Trả lời:

Nghị luận là để hiểu rõ, hiểu đúng nhân vật trong tác phẩm, và chính là để tiếp nhận đúng nội dung tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm. Phân tích nhân vật là dạng để quen thuộc, thường gặp khi tiếp cận tác phẩm văn xuôi. Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn xuôi là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về một (hoặc nhiều) nhân vật trong một tác phẩm (đoạn trích) cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về nhân vật phải xuất phát từ các phương diện:

– Vai trò của nhân vật trong tác phẩm;

– Nhân vật thuộc kiểu loại nào;

– Ngoại hình, nội tâm, hành động cử chỉ điệu bộ, biến cố, ngôn ngữ (tất cả đều là những thông tin về tính cách, số phận của nhân vật);

– Mối quan hệ giữa các nhân vật và nhân vật hoàn cảnh (giữa các nhân vật thể hiện địa vị, số phận nhân vật; giữa nhân vât với hoàn cảnh có vai trò ảnh hưởng tới nhân vật, nhân vật có tác động trở lại hoàn cảnh.)

– Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm (là nơi tác giả gửi gắm ý đồ, tư tưởng, tình cảm, quan niệm về con người và cuộc sống). Các nhận xét, đánh giá về nhân vật trong bài văn phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

Bài 3: Trình bày kinh nghiệm của em khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Trả lời:

  • Mở bài:

– Giới thiệu xuất xứ nhân vật (từ tác phẩm nào, của tác giả nào);
– Giới thiệu khái quát đặc điểm của nhân vật: Chọn đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật để giới thiệu (nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật thiên về tâm trạng hay hành động…).

  • Thân bài:

Trình bày nhân vật theo từng luận điểm. Mỗi luận điểm có thể là một đặc điểm, một khía cạnh nào đó của hình tượng nhân vật (cách phân chia luận điểm phụ thuộc vào yêu của đề bài). Mỗi luận điểm cần đưa ra những luận cứ, luận chứng cụ thể, xác đáng, làm nổi bật lên được nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả, nội dung tư tưởng của tác phầm và thái độ của tác giả với nhân vật.

Thông thường với bài phân tích nhân vật, phần thân bài cần tập trung vào các luận điểm lớn sau:

– Giới thiệu khái quát nhân vật (hoàn cảnh xuất thân hay ấn tượng ban đầu, hướng tới câu trả lời câu hỏi: Nhân vật là ai?)
– Phân tích từng đặc điểm của nhân vật (tùy vào từng tác phẩm có cách triển khai phù hợp. Ví dụ có thể triển khai theo các đoạn đời nhân vật, hoặc theo từng đặc điểm phẩm chất của nhân vật, hoặc kết hợp cả hai).
– Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí,…
– Bình luận mở rộng (so sánh với nhân vật của tác phẩm khác cùng chủ đề). 

  • Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề bàn luận.

Bài 4: Thực hiện để bài sau

Đề bài: Câu lạc bộ văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với đề tài “Nhân vật văn học thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống". Em liệt viết bài văn khoảng 500 đến 600 chúa, phản tích đặc điểm của một nhân vật văn học đã làm thay đổi cách nhìn của bản thân về cuộc sống để giỏi tham dự cuộc thi.

Trả lời:

Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đỏi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.

Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm..

Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông. Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất.

Tìm kiếm google: Giải SBT Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo, giải vở bài tập Ngữ văn 7 tập 1 KNTT, giải BT Văn 7 Kết nối Giải SBT bài 3: Những góc nhìn văn chương (Viết)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com