Soạn chi tiết Ngữ văn 9 CTST bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh làm thắng cảnh hay di tích lịch sử

Hướng dẫn giải chi tiết bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh làm thắng cảnh hay di tích lịch sử bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 2 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU ĐOẠN VĂN

Câu 1. Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Bài làm chi tiết:

Bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần:

Mở Bài: Đoạn 1: Giới thiệu di tích

Thân bài: 9 đoạn tiếp: Trình bày những thông tin về di tích

Kết bài: Còn lại: Đánh giá khái quát về di tích và đưa ra lời gọi tham quan

Câu 2. Chỉ ra các cách trình bày thông tin trong bài viết và tác dụng của việc sử dụng kết hợp các cách trình bày ấy.

Bài làm chi tiết:

Cách trình bày thông tin trong bài viết và tác dụng của việc sử dụng kết hợp các cách trình bày ấy :

Cách trình bày thông tin: sử dụng phương tiện ngôn ngữ kết hợp với phương tiện ngôn ngữ để trực quan hoá thông tin, giúp độc giả theo dõi dễ dàng và dễ tiếp cận.

Câu 3. Người viết sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Em có nhận xét gì về vai trò của phương tiện này?

Bài làm chi tiết:

Người viết sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu. 

Vai trò: Bổ sung thông tin:

- Hình ảnh: minh họa trực quan cho các khái niệm, sự vật, giúp người đọc dễ hình dung và ghi nhớ.

- Số liệu: cung cấp thông tin cụ thể, chính xác, tăng tính thuyết phục cho văn bản.

Hình ảnh và số liệu giúp người đọc hiểu rõ hơn về các khái niệm phức tạp hoặc trừu tượng.

Câu  4. Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố nào trong quần thể di tích? Từ đó, em rút ra lưu ý gì về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử?

Bài làm chi tiết:

Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố:

- Nhà bia

- Phần mộ

- Khu miếu thờ

Lưu ý về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử: 

- Chọn lọc những thông tin quan trọng, tiêu biểu, thể hiện được giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Tránh đưa vào những thông tin lan man, không liên quan đến chủ đề.

- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Trình bày thông tin theo một trật tự logic, khoa học. 

- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ để minh họa cho thông tin.

Câu 5. Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố ấy.

Bài làm chi tiết:

Yếu tố miêu tả: Mỗi gian điện thờ nằm cách nhau một khoảng sân lộ thiên, được gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc miếu thờ thời nhà Nguyễn nhờ được chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo. Hai màu sắc chủ đạo của khu vực này là đỏ và vàng. 

Yếu tố biểu cảm: Tất cả những yếu tố đó đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp cổ kính của khu miếu thờ. 

Tác dụng:  Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho bài văn. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của khu miếu thờ. Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm góp phần làm nổi bật giá trị kiến trúc và văn hóa của khu miếu thờ, đồng thời khơi gợi cảm xúc, sự trân trọng và yêu mến của người đọc đối với di sản văn hóa này.

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT

Đề bài: Hưởng ứng tuần lễ văn hoá - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức, lớp em thực hiện một trang thông tin giới thiệu về những điểm đến của quê hương. Em hãy viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương.

Bài làm chi tiết:

- Tên danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử: Đền Hùng

- Lịch sử hình thành: quần thể Đền Hùng bắt đầu được xây dựng trên núi Hùng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (năm 968 – 979). Sau đó, đến khoảng thế kỷ XV, dưới thời Hậu Lê, toàn bộ khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện nay.

- Đặc điểm cảnh quan: Đền Hùng có tổng diện tích 845 ha với 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác, phân bố từ chân núi lên đến đỉnh núi, hài hòa với tổng thể cảnh quan hùng vĩ. Qua thời gian, nhiều di tích trong quần thể Đền Hùng đã được tôn tạo và xây dựng bổ sung nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, nghiêm trang.

- Giá trị văn hoá, lịch sử: 

+ Đền Hùng được xếp hạng là khu di tích quốc gia đặc biệt. 

+ Có thể nói, Đền Hùng là nơi hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Điều này thể hiện hết sức cụ thể, sinh động thông qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng. 

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ năm 2012 chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhờ những giá trị độc đáo và riêng biệt.

+ Cách thức tham quan: Từ chân núi Hùng lên đỉnh núi Hùng, bạn sẽ được tham quan, khám phá hệ thống các đền, chùa, lăng cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.

- Hình ảnh cần chụp hoặc quay phim:

+ Hình ảnh cổng đền Hùng

+ Hình ảnh rước kiệu làm lễ

+ Hình ảnh người dân đi lễ hội đền Hùng

- Phỏng vấn khách tham quan hoặc người quản lí: phỏng vấn người tham quan và nói lên trải nghiệm cá nhân về lễ hội.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 9 chân trời bài 10: Viết bài văn thuyết minh về,  soạn ngữ văn 9 CTST tập 2, soạn bài 10: Viết bài văn thuyết minh về ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 2 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com