Soạn chi tiết Ngữ văn 9 CTST bài 9: Ôn tập

Hướng dẫn giải chi tiết bài 9: Ôn tập bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 2 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Liệt kê vào bảng sau một số yếu tố của các văn bản kịch (làm vào vở):

Bài làm chi tiết:

Yếu tốPơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-manTình yêu và thù hậnCái bóng trên tường
Xung đột / Hành độngXung đột giữa lòng tin yêu và sự nghi ngờsự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm, thái độ khác nhau trước một vấn đề... xung đột có thể diễn ra ngay trong lòng người.Xung đột giữ niềm tin và tình yêu
Đối thoại, Độc thoạiĐối thoạiĐộc thoại + đối thoạiĐộc thoại + đối thoại
Nội dung câu chuyệnthể hiện sự chiến thắng của cái thiện, đề cao tình yêu và lòng chung thủy.tình yêu trên nền của sự thù hận và sự cố gắng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét để có được tình yêu của mình. kể về cuộc đời đầy oan khuất của một người thiếu phụ tên là Vũ Nương

Câu 2: Nhân vật Pơ-liêm trong Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man và nhân vật người đàn ông trong Cái bóng trên tường có điểm gì giống nhau? Theo em, những điểm giống nhau ấy giữa hai nhân vật có phải là dấu hiệu nhận biết nhân vật bi kịch hay không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Nhân vật Pơ-liêm trong Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man và nhân vật người đàn ông trong Cái bóng trên tường có điểm giống nhau:

 Nhân vật Pơ-liêm trong Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man và nhân vật người đàn ông trong Cái bóng trên tường có điểm giống nhau: đều không sáng suốt, không lý trí trước tình yêu của mình.

Theo em, những điểm giống nhau ấy giữa hai nhân vật có phải là dấu hiệu nhận biết nhân vật bi kịch bởi chính vì những tính cách như vậy mới xây dựng nên bi kịch cho toàn câu chuyện.

Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong Tình yêu và thù hận?

Bài làm chi tiết:

Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong Tình yêu và thù hận:

- Đoạn trích có mười sáu lời thoại, trong sáu lời thoại đầu, hai nhân vật không đối thoại với nhau dù có nhắc đến tên nhau trong lời thoại. 

- Sáu lời thoại đầu là những độc thoại mà các nhân vật nói về nhau, là "tiếng lòng" của nhân vật nên là các độc thoại nội tâm.

- Vì là lời độc thoại nội tâm nên sáu lời thoại đầu chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm. Ngôn từ mượt mà cùng cách nói ví von, so sánh rất phù hợp với tâm trạng phấn chấn, rạo rực xen lẫn những bồn chồn, mong nhớ của người đang yêu.

- Trong những lời thoại của Rô-mê-ô, có lúc như đang nói với Giu-li-ét khi nàng xuất hiện bên cửa sổ "Vầng dương đẹp tươi ơi..."; "Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi...", lúc như đang đối thoại với chính mình "Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng nhỉ?".

- Mười lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại, các lời thoại hướng vào nhau, các nhân vật nói cho nhau nghe, xuất hiện tính chất hỏi đáp, đối đáp.

Câu 4: Đặt hai câu đơn đầy đủ thành phần, sau đó biến đổi hoặc mở rộng cấu trúc câu. Chỉ ra cách biến đổi/ mở rộng cấu trúc câu em đã sử dụng.

Bài làm chi tiết:

- Đặt 2 câu đơn:

Mặt trời mọc.

Con chim hót.

- Biến đổi/ mở rộng cấu trúc câu:

Câu 1: Tờ mờ sáng, mặt trời mọc

Câu 2: Vào buổi sáng sớm, khi những giọt sương còn đọng trên lá cây, con chim hót

- Cách mở rộng câu: Thêm trạng ngữ.

Câu 5: Nêu yêu cầu đối với việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. Minh hoạ việc đáp ứng yêu cầu về bố cục kiểu bài bằng bài viết của em hoặc bài Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng ở phần Viết.

Bài làm chi tiết:

- Yêu cầu đối với việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết:

1. Về nội dung:

Bám sát chủ đề, vấn đề cần giải quyết: Phân tích rõ ràng vấn đề, đưa ra ý kiến, giải pháp cụ thể, khả thi.

Lập luận chặt chẽ, logic: Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu, phù hợp với thực tế.

Sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, mạch lạc: Tránh dùng từ ngữ mơ hồ, sáo rỗng.

2. Về bố cục:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải quyết, nêu ý kiến của bản thân.

Thân bài:

Giải thích nguyên nhân, hậu quả của vấn đề.

Phân tích, đánh giá các giải pháp đã và đang thực hiện.

Đề xuất giải pháp mới, khả thi.

Phân tích hiệu quả và hạn chế của giải pháp đề xuất.

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, liên hệ bản thân, rút ra bài học.

- Minh họa việc đáp ứng yêu cầu về bố cục kiểu bài: Bài viết Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng đã đáp ứng các yêu cầu về bố cục của một bài văn nghị luận về vấn đề cần giải quyết:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề, nêu ý kiến.

Thân bài: Giải thích nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, phân tích hiệu quả và hạn chế.

Kết bài: Khẳng định ý kiến, liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Câu 6: Nêu một số lưu ý khi trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

Bài làm chi tiết:

Một số lưu ý khi trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự:

1. Nắm rõ thông tin về sự việc:

Tìm hiểu kỹ lưỡng về sự việc từ các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy.

Xác định các khía cạnh quan trọng của sự việc, bao gồm nguyên nhân, diễn biến, hậu quả.

2. Xác định rõ quan điểm của bản thân:

Phân tích sự việc một cách khách quan, đa chiều.

Dựa trên cơ sở thông tin và lý luận logic để đưa ra quan điểm cá nhân.

3. Trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc:

Sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu.

Tránh sử dụng ngôn ngữ sáo rỗng, mơ hồ.

Cung cấp dẫn chứng cụ thể để củng cố cho ý kiến của bản thân.

4. Tôn trọng ý kiến trái chiều:

Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác một cách cởi mở.

Tránh áp đặt quan điểm của bản thân lên người khác.

Tham gia thảo luận một cách văn minh, lịch sự.

Câu 7: Tại sao nhiều bài học sâu sắc, quý giá thường được rút ra từ trải nghiệm thực tế đời sống?

Bài làm chi tiết:

Nhiều bài học sâu sắc, quý giá thường được rút ra từ trải nghiệm thực tế đời sống vì:

- Trải nghiệm thực tế giúp ta tiếp xúc với nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống

- Trải nghiệm thực tế giúp ta học hỏi từ những sai lầm:

- Trải nghiệm thực tế giúp ta hình thành những kỹ năng sống cần thiết:

- Trải nghiệm thực tế giúp ta trân trọng những giá trị của cuộc sống:

Tìm kiếm google:

Soạn văn 9 chân trời bài 9: Ôn tập,  soạn ngữ văn 9 CTST tập 2, soạn bài 9: Ôn tập ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 2 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net