Soạn kết nối tri thức SBT giáo dục 7 bài 3: Học tập, tự giác, tích cực

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 3: Học tập, tự giác, tích cực SBT công dân 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.

B. H luôn nghĩ đến nhiều cách khác nhau để giải một bài toán.

C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.

D. P chỉ làm các bài tập theo những điều thầy, cô giáo đã hướng dẫn.

E. M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.

Trả lời:

  • C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.
  • E. M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

B. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.

C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.

D. Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích luỹ kiến thức cho bản thân.

Trả lời:

A. Đúng

B. Sai vì đối với học tập chúng ta phải luôn chăm chỉ mọi lúc mọi nơi có như vậy mới tiến bộ được.

C. Sai vì đã xây dựng kế hoạch thì nên thực hiện theo vì như vậy mới rèn luyện được bản thân

D. Đúng

Câu 3: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) A học rất giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi các bạn gặp khó khăn hay băn khoăn vấn đề gì, A giảng giải để giúp bạn hiểu bài. Trong giờ kiểm tra, A rất khó xử vì các bạn ngồi cạnh muốn chép bài.

(1) Em có nhận xét gì về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên?

(2) Nếu là A, em sẽ làm gì?

b) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói: “Cậu ngốc quá! Đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”

(1) Em có nhận xét gì về lời nói của H?

(2) Nếu là T, em sẽ nói gì với H?

Trả lời:

a) 

(1) Em có nhận xét  về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên: các bạn là những người chưa biết tự giác trong học tập, chỉ biết dựa dẫ vào người khác

(2) Nếu là A, em sẽ làm không cho các bạn chép và sẽ khuyên các bạn nên tự giác làm bài của mình

b) 

(1) Em có nhận xét về lời nói của H: H là người chưa biết tự giác, chăm chỉ trong học tập

(2) Nếu là T, em sẽ nói  với H: Không phải bài của thầy cô giao nhưng ta có thể tự làm để nâng cao thêm kiến thức của mình

Câu 4: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những tình huống dưới đây:

a) K được nhiều bạn trong lớp ngưỡng mộ vì bạn luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi “bí quyết” của K để có thể làm được như vậy, K trả lời: “Mình chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì lấy sách hướng dẫn ra chép. Làm như vậy, mình không mất nhiều thời gian suynghĩ mà lại hoàn thành đủ bài tập”

(1)Em có tán thành với cách học của K không? Vì sao?

(2)Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên K điều gì?

b) H là học sinh chăm chỉ nên thường được điểm cao trong các bài kiểm tra. Khi các bạn hỏi lí do khiến H chăm chỉ học tập như vậy thì H trả lời rằng mình học để lấy điểm cao cho bố mẹ vui lòng.

(1)Em hãy nhận xét về thái độ và động cơ học tập của H.

(2)Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên H điều gì?

c) Vì sợ thua điểm M về môn Tiếng Anh nênT chỉ dành thời gian và cố gắng học thật tốt môn này còn các môn khác T thường bỏ qua.

(1)Em có nhận xét gì về cách học của T?

(2) Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên T điều gì?

Trả lời:

a) 

(1)Không tán thành vì đâ không phải là tinh thần tự giác học tập của bạn ấy

(2)Khuyên bạn tự làm bài tập không nên chép sách giải như vậy

b) 

(1)Thái độ thờ ơ chưa thực sự xem trọng việc học tập của bản thân

(2)H nên tích cực hơn trong thái độ học tập vì học tập là lấy kiến thực cho bản thân mình

c) 

(1)Cách học của T chưa đúng cách, nên tự giác học tập nhiều hơn

(2) Khuyên T nên phân bổ thời gian học hợp lí hơn

Câu 5:  Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. Lập kế hoạch khắc phục điểm chưa tự giác, tích cực đó theo bảng sau:

Trả lời:

Biểu hiện chưa tự giácBiểu hiện rèn luyệnThời gian thực hiệnKết quả
Không làm bài tập về nhàThường xuyên hoàn thành mọi bà tập thầy cô giao cho1 thángĐạt
 
Tìm kiếm google: Giải SBT Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức, giải vở bài tập Giáo dục công dân 7 KNTT, giải BT công dân 7 Kết nối Giải SBT bài 3: Học tập, tự giác, tích cực

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com