Soạn kết nối tri thức SBT giáo dục 7 bài 7: Phòng chống bạo lực học đường

Hướng dẫn Giải SBT bài 7: Phòng chống bạo lực học đường, trang 23 Giáo dục công dân. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

1. Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

 A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất.

D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục.

Trả lời:

Đáp án:

Ý kiến đúng: B

Ý kiến sai: A, C, D

2. Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi dưới đây? Vì sao?

A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ

B. Dù muộn học nhưng T vẫn cố gắng tìm người giúp đỡ khi thấy một bạn học sinh cùng trường bị các bạn chặn đường đánh.

C. G làm đơn tố cáo bạn M trong trường vì đã bắt nạt mình.

D. H gửi video tới cô giáo chủ nhiệm để tố cáo hành vi bạo lực học đường của K với một người bạn trong lớp.

Trả lời:

Đồng tình: B, C, D, vì:

+ T đã có trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường.

+ Việc làm của G sẽ ngăn chặn những hành vi xấu tiếp theo của M.

+ Việc làm của H sẽ giúp ngăn chặn hành vi bạo lực học đường tiếp theo của K.

Không đồng tình: A, vì N có thể bị B sai khiến làm những việc có hại cho bản thân và người khác.

3. Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được một câu đúng về việc phòng, chống bạo lực học đường (Lưu ý: có thể ghép một cụm từ ở cột A với nhiều cụm từ ở cột B để tạo ra nhiều câu đúng).

A

B

1.     

Giáo viên

a. cần tìm hiểu, phát hiện kịp thời học sinh có

hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường để kịp thời ngăn chặn.

2.     

Nhà trường

b. thực hiện tham vấn, tư vấn cho học sinh có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

3.     

Cán bộ tâm lí học đường

c. thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với học sinh bị bạo lực học đường.

4.     

Học sinh

d. thông báo kịp thời với gia đình học sinh để

phối hợp xử lí khi xảy ra bạo lực học đường; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.

5.     

Bệnh viện

e. tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời phù hợp với ẹ Pháp chính vì bạo lực Với khảnăng của bản thân đối với các hành vi lửa và can thiệp bạo lực học đường.

Trả lời:

1- a, b, c, d

2- a, b, c, d

3- a, b, c, d

4-e

5-b, c

4. Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

A. Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.

B. S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe doạ không được kể với ai.

C. Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.

D. N muốn bỏ học vì liên tục bị nhiều bạn ở trường chế giễu.

Trả lời:

A. Hành vi trêu chọc, bắt nạt G của các bạn là sai trái, là bạo lực học đường.

B. Hành vi trấn lột tiền và đe doạ S của H là sai trái, vi phạm pháp luật. Do đó S đã làm rất đúng khi kể lại sự việc bị H trấn lột tiền với bố mẹ để được giúp đỡ, can thiệp.

C. Hành vi của Q là sai, đáng phê phán. Q cần tìm cách ngăn chặn, bảo vệ bạn bị đánh.

D. Hành vi của N là sai, đây là một lựa chọn rất tiêu cực khi bị bạo lực học đường và có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt cho N.

5. Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học. đó, em sẽ nói gì với Đ và T? HỨC Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

c) Nhiều lần bị các bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình. Nếu là bạn của D, em sẽ nói gì với D?

Trả lời:

a) N nên nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hoặc N trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

b) Em giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

c) Em giải thích cho D hiểu hành vi trấn lột tiền ăn sáng của các bạn là hành vi bạo lực học đường, nếu không ngăn chặn thì các bạn sẽ tiếp tục lặp lại hành vi đó với D và những bạn khác. Khuyên D nên kể lại sự việc với bố mẹ, giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ.

6. Em hãy nêu 5 nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường trong lớp học và đề xuất các biện pháp ứng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những nguy cơ đó.

Nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường

Biện pháp ưng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

Trả lời:

Nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường

Biện pháp ưng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường

1. Thầy cô la mắng học sinh

Trao đổi thẳng thắn với giáo viên 

2. Học sinh bàn tán nói xấu một bạn

 Báo cáo với giáo viên, với phụ huynh

3. Bị cả lớp tẩy chay

Chuyển trường 

4. Bị các anh chị khoá trên doạ đánh

 Nói với thầy vô, bố mẹ

7. Em hãy viết một bài luận ghi lại những cảm nghĩ của bản thân về thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

Trả lời:

 Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng lên mạng xã hội.

 

 
Tìm kiếm google: Giải SBT Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, giải vở bài tập Giáo dục công dân 7, giải BT Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống bàiGiải SBT bài 7: Phòng chống bạo lực học đường

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com