Soạn kết nối tri thức SBT giáo dục 7 bài 4: Giữ chữ tín

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 4: Giữ chữ tín SBT công dân 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.

B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.

C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Trả lời:

  • D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.

B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.

C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.

D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Trả lời:

A. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.

=> Đồng tình 

B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.

=> Đồng tình 

C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.

=> Không đồng tình vì trẻ con hay người lớn cũng đều phải rèn luyện tính giữ chữ tín có như vậy mới được mọi người tin tưởng 

D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

=> Không đồng tình vì thất tín thì sau này người khác sẽ không bao giờ tin tưởng bạn nữa

Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, bạn nào biết giữ chữ tín? Bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?

A. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui.

B. Q hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà V để giúp bạn học Toán. Sáng Chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Q vẫn sang nhà bạn như đã hứa.

C. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng, T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng.

D. P hứa với cô giáo sẽ khắc phục việc thường xuyên đi học muộn nhưng bạn vẫn tiếp tục tình trạng đó. Bạn đưa ra lí do là thức quá khuya để học bài.

Trả lời:

A. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui.

=> H là người biết giữ chữ tín với bố mẹ

B. Q hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà V để giúp bạn học Toán. Sáng Chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Q vẫn sang nhà bạn như đã hứa.

=> Q là người biết giữ chữ tín

C. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng, T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng.

=> T là người không giữ chữ tín chỉ biết làm vì lợi ích của bản thân

D. P hứa với cô giáo sẽ khắc phục việc thường xuyên đi học muộn nhưng bạn vẫn tiếp tục tình trạng đó. Bạn đưa ra lí do là thức quá khuya để học bài.

=> P là người không biết giữ chữ tín vì không giữ được lời hứa với cô giáo

Câu 4: Em sẽ xử lí thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?

a)Em đã hẹn đến nhà bạn chơi nhưng bà em đang bị mệt.

b)Em mượn bạn cuốn sách và hứa ba hôm sau sẽ trả. Tuy nhiên, đến ngày hẹn mà em vẫn chưa đọc xong cuốn sách đó.

Trả lời:

a)Em đã hẹn đến nhà bạn chơi nhưng bà em đang bị mệt.

=> Em sẽ điện thoại cho bạn nói với bạn bà đang bị ốm mình phải ở nhà chăm sóc bà, hẹn bạn hôm khác đi

b)Em mượn bạn cuốn sách và hứa ba hôm sau sẽ trả. Tuy nhiên, đến ngày hẹn mà em vẫn chưa đọc xong cuốn sách đó.

=> Em sẽ xin lỗi bạn đó và nói với bạn lí do vì sao không trả đúng hẹn để bạn thông cảm cho mình

Câu 5: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”.

Trả lời:

  • Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng. Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Bài tập 3: Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp nào là không giữ chữ tín? Giải thích vì sao.

Trường hợp 1. Buổi sáng, mẹ đi làm. M nói mẹ cứ yên tâm, M sẽ trông em, thì mời các bạn đến cho dọn nhà và nấu cơm. Nhưng mẹ vừa đi thì M mời các bạn đến chơi. Mải vui chơi, đến khi mẹ về, M mới cuống cuồng đi nấu cơm.

Trường hợp 2. H mượn truyện của N, hẹn Chủ nhật sẽ trả. Nhưng, đúng hôm đó thì H bị ốm. H nhờ em trai mang sang trả bạn.

Trường hợp 3. S thường đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp. Bạn đã hứa với cô sẽ rút kinh nghiệm nhưng thỉnh thoảng vẫn đến muộn.

Trường hợp 4. N học khá nhất nhóm. Các bạn tin tưởng, giao cho N tổng hợp các ý kiến của nhóm và trình bày ở buổi thảo luận trong tiết học tuần sau. Nhưng vì chủ quan, N đã không tổng hợp trước. Vì thế, phần trình bày của nhóm không đạt yêu cầu.

Trường hợp 5. Để thu được lợi nhuận cao, bà C thường trộn lẫn hàng giả vào hàng thật để bán.

Trường hợp 6. Là chủ của một xưởng gỗ, ông T thường chậm trả lương cho công nhân theo đúng hợp đồng lao động.

Trường hợp 7. Mặc dù, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng ông H vẫn cố gắng trả lương công nhân đúng hạn.

Trường hợp 8. Bà B mở cửa hàng thịt lợn sạch. Nhưng thực tế, bà vẫn lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán.

Trường hợp 9. Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C-  đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý.

Trường hợp 10. Bố hứa đến sinh nhật sẽ đưa hai anh em N đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. N buồn lắm vì nghĩ bố không giữ lời hứa.

Trường hợp 11. K hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp đỡ H học toán. Vì thế, những bài tập nào H không làm được, K đều làm hộ và đưa cho H chép. 

Trường hợp 12. Ông V là giám đốc một công ti. Vì thế, nhiều người tìm đến nhờ ông giúp đỡ. Những lúc ấy, ông thường động viên, an ủi và hứa sẽ giúp họ. Mặc dù, ông biết chắc không thể làm được việc đó.

Trả lời:

- Trường hợp giữ chữ tín: 2, 7, 9

=> Các trường hợp này đã giữ đúng lời hứa, và thực hiện như đúng giao ước

- Trường hợp khôgn giữ chữ tín: 1, 3, 4, 5, 6, 8,

=> Các trường hợp nầy đã không giữ đứng lời hứa và không thực hiện được đúng quy tắc ban đầu.

Bài tập 4: Em hãy kể vài ví dụ về biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Trả lời: 

Giữ chữ tín:

- Hà hứa sẽ dạy Ân vẽ bức tranh tặng cô giáo vào thứ 3. Thứ 2 Hà đã chủ động hẹn Ân giờ gặp ngày mai

- Bố thường đi công tác xa, nhưng bố hứa sau mỗi chuyến công tác sẽ mua quà cho em. Và mỗi lần bố đi công tác về em đều có quà

Không giữ chữ tín:

- An thường chễ giờ trong mỗi cuộc đi chơi

- Phương thường nói với mẹ đi học, nhưng lại đi chơi cùng bạn bè.

Bài tập 5: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1. S và M hứa sẽ giúp K bán chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, S phát hiện ra chiếc điện thoại đó không phải của K mà do bạn ấy lấy của mẹ. Vì thế, S bàn với M không bán giúp chiếc điện thoại ấy nữa nhưng M nói: “Chúng mình đã hứa rồi thì nhất định phải làm!". Nếu là S, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

Tình huống 2. Tối nay là sinh nhật M, N đã hứa sang sớm để chuẩn bị cùng bạn, nhưng bà nội bất ngờ bị ốm, bố mẹ sang thăm bà. N phải ở nhà trông em đến lúc bố mẹ về. N vùng vàng, không chịu ở nhà trông em vì đã hứa với M thì không thể không đến sớm. Em có nhận xét gì về cách cư xử của N? Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3.T thường xuyên không làm bài tập về nhà. Khi cô giáo nhắc nhở, Thứa với cô sẽ thay đổi. Thấy vậy,

H– bạn thân của T – nói: “Cậu đã hứa với cô thì phải làm đấy nhé!”. T trả lời: “Tớ hứa vậy thôi chứ bài tập nhiều vậy không làm hết được đâu

". Em có nhận xét gì về câu nói của T? Nếu là H, em sẽ nói gì với T?

Tình huống 4. K và A cùng học lớp 7G. A bỏ quên quyển truyện nên bác bảo vệ nhờ K mang gửi lại cho A. Hứa sẽ đưa cho bạn nhưng thấy đó là quyển truyện mà mình đang muốn mua nên K có ý định giữ lại nó. Nếu là K, em sẽ làm gì?

Tình huống 5. Vào sinh nhật này, bố mẹ hứa với T sẽ tặng bạn chiếc xe đạp mới. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, công việc của bố mẹ không thuận lợi, thu nhập gia đình bị giảm, bố mẹ không mua xe đạp mới như đã hứa, T buồn và cho rằng bố mẹ không giữ lời hứa. Nếu là T, em sẽ làm gì?

Tình huống 6. Nhà M có nghề làm bánh trung thu. Vì bánh rất ngon nên người mua rất đông. Bố mẹ và những người thợ phải làm cả ngày lẫn đêm mới kịp trả đơn hàng cho khách. Tết Trung thu năm nay, M thấy mẹ bàn với bố nhập thêm bánh của hãng khác và dán nhãn hiệu nhà M vào để bán. Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ?

Tình huống 7. Dịch bệnh Covid-19 làm cho mặt hàng khẩu trang được bán rất chạy. Chị B là chủ một hiệu thuốc, định nhập khẩu trang giá rẻ. Biết đó là khẩu trang kém chất lượng, nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao nên chị B đang rất băn khoăn. Nếu là chị B, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Tình huống 1: Em sẽ nói lại với bạn K và mẹ bạn K. Để xem mẹ bạn ý có đồng ý cho bán không

Tình huống 2: Cách cư xử của N thật không đúng, nếu là N em sẽ gọi điện báo cho M là sẽ đến chễ vì bà bị ốm

Tình huống 3: Cách nói của T như vậy là khôgn được, nếu em là H em sẽ khuyên bạn và hỏi có cần giúp đữo điều chi đnag gặp khó khăn không.

Tình huống 4: Em sẽ hỏi ý kiến bạn A, và mượn lại chuyện để đọc

Tình huống 5: Em sẽ nói với bố mẹ, và thay đổi cách suy nghĩ như thế.

Tình huống 6: Em sẽ góp ý với bố mẹ,là không nên làm như vậy. nếu không kịp thì sẽ không nhận đơn đặt hàng nữa

Tình huống 7: Em sẽ không làm như thế, thay vào đó em sẽ mua khẩu trang chất lượng cao dù giá cả cao.

Bài tập 6:  Em hãy kể về việc giữ chữ tín, không giữ chữ tín của bản thân hoặc của người khác. Mọi người đã đánh giá như thế nào về việc làm ấy?

Trả lời:

Trong những lần được chia nhóm làm việc, em thường được trao trách nhiệm để thuyết trình bài tập đó. Vì có một giọng nói hay, dễ nghe nên các bạn thường giao nhiệm vụ đó cho em. Ngoài những tài liệu mọi người tìm và tổng hợp lại, bản thân em vẫn chuẩn bị thêm những tài liệu liên quan đến bài nói. Vì thế mọi người rất tin tưởng và nói em làm việc rất hiệu quả và chuyên nghiệp.

Bài tập 7:  Em và các bạn hãy tìm hiểu hoặc tự xây dựng một tình huống về biểu hiện việc giữ chữ tín, sau đó sắm vai để giải quyết tình huống đó.

Trả lời:

- Bố thường giao nhiệm vụ  cho em vào 17 giờ mỗi ngày để tưới cây trong vườn.

Nhưng vì hôm thứ hai em phải ở lại trường để duyệt văn nghệ, em đã gọi điện cho bố và nói sẽ về muộn.

- Cách giải quyết:

- Em sẽ nhờ em trai em giúp

- Em sẽ nói với bố về muộn, và nói sẽ tưới cây ngay sau khi trở về nhà

 
Tìm kiếm google: Giải SBT Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức, giải vở bài tập Giáo dục công dân 7 KNTT, giải BT công dân 7 Kết nối Giải SBT bài 4: Giữ chữ tín

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com