[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 83 sgk lịch sử 8
Bức áp phích trên nói lên điều gì?
Bài tập 2: Trang 84 sgk lịch sử 8
Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga?
Bài tập 3: Trang 85 sgk lịch sử 8
Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
Bài tập 4: Trang 86 sgk lịch sử 8
Nêu những thành tựu văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1925 – 1941)?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 86 sgk lịch sử 8
Nêu nội dung chính của chính sách kinh tế mới?
Bài tập 2: Trang 86 sgk lịch sử 8
Trình bày những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Bức tranh ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh: Đói rét, bệnh tật, nhà máy, công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi…
Bài tập 2:
- Nội dung: Bãi bỏ trưng thu lương thực và thay thế bằng thu thuế lương thực, Thực hiện tư do buôn bán, mở lại các chợ, Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
- Tác động: đẩy mạnh nền sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa, làm cho nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân từ đó được cải thiện, Chính sách kinh tế mới là sự đổi mới sáng tạo của Lê Nin và đất nước Xô viết.
Bài tập 3: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: sản phẩm nông nghiệp chiếm đến 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, Liên Xô vẫn phải nhập máy móc của nước ngoài…
Bài tập 4: Thành tựu văn hóa – giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội là: Nạn mù chữ được thanh toán, Thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học cho toàn dân, Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Nội dung của chính sách kinh tế mới là: Bãi bỏ trưng thu lương thực và thay thế bằng thu thuế lương thực, Thực hiện tư do buôn bán, mở lại các chợ, Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Bài tập 2: Biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941:
- Từ 1925 – 1941 Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt.
- Về văn hóa – giáo dục: Nạn mù chữu được thanh toán, thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học cho toàn dân.
- Về xã hội: Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức mới xã hội chủ nghĩa.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1:
1. Bức tranh ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh: Đói rét, bệnh tật, nhà máy, công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi…
2. Phía bên trái là hình ảnh những người công nhân, nông dân, chiến sĩ tay búa, tay rìu quyết tâm tuyên chiến với hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước Nga.
Bài tập 2:
1. Nội dung chính sách kinh tế mới:
- Bãi bỏ trưng thu lương thực và thay thế bằng thu thuế lương thực ( sau khi nộp thuế lương thực quy định, nông dân sẽ được quyền sử dụng sản phẩm dư thừa).
- Thực hiện tư do buôn bán, mở lại các chợ
- Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
2. Tác động của chính sách kinh tế mới đến tình hình nước Nga:
- Nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới, nhất là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó nền kinh tế tư nhân, đã đẩy mạnh nền sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa, làm cho nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân từ đó được cải thiện. Năm 1925, sản xuất công – nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
- Chính sách kinh tế mới là sự đổi mới sáng tạo của Lê Nin và đất nước Xô viết.
Bài tập 3:
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: sản phẩm nông nghiệp chiếm đến 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, Liên Xô vẫn phải nhập máy móc của nước ngoài…Chính vì vậy, muốn xây dựng chế độ xã hội mới phải mở đầu bằng việc thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Bài tập 4: Thành tựu văn hóa – giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
1. Nạn mù chữ được thanh toán
2. Thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học cho toàn dân.
3. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Nội dung của chính sách kinh tế mới là:
1. Bãi bỏ trưng thu lương thực và thay thế bằng thu thuế lương thực ( sau khi nộp thuế lương thực quy định, nông dân sẽ được quyền sử dụng sản phẩm dư thừa).
2. Thực hiện tư do buôn bán, mở lại các chợ
3. Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Bài tập 2: Những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941:
1. Từ 1925 – 1941 Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp thì Liên Xô đứng đầu Châu Âu và đứng tứu hai thế giới (Sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã hoàn thành.
2. Về văn hóa – giáo dục: Nạn mù chữu được thanh toán, thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học cho toàn dân.
3. Về xã hội: Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức mới xã hội chủ nghĩa.