Soạn lịch sử 8 bài 27 trang 131 cực chất

Giải lịch sử 8 bài 27 trang 131 cực chất. Bài học: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 132 – sgk lịch sử 8

Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Bài tập 2: Trang 133 – sgk lịch sử 8

Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thể kỉ XIX?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 133 – sgk lịch sử 8

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Bài tập 2: Trang 133 – sgk lịch sử 8

Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền Núi cuối thế kỉ XIX?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế: Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng thì Yên Thế cũng trở thành mục tiêu bình định của chúng. Không cam chịu, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

Bài tập 2: Một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thể kỉ XIX:

- Ở Nam Kì có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơ me, người Xtiêng.

- Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao và Cầm Bá Thước lãnh đạo.

- Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-tranạ Ciư. Ama Con, Ama Giư-hao... đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu suốt từ năm 1889 đến năm 1905.

- Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Vãn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu. Sơn La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà....

- Ở vùng Đông Bắc Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kì.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là những cuộc khởi nghĩa cùng thời. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm khác biệt hơn.

Bài tập 2: Nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền Núi cuối thế kỉ XIX:

- Quy mô: Rộng lớn khắp miền núi cả nước như Tây Bắc, Đông Bắc, niền Trung, Tây Nguyên, Nam Kì.

- Lãnh đạo: Các thủ lĩnh địa phương, tù trưởng miền núi

- Đặc điểm các cuộc kháng chiến: Đều tự phát, không có mối quan hệ trực tiếp với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, không bị chi phối bởi tư tưởng trung quân. 

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

- Dưới thời Nguyễn, tình hình kinh tế ngày càng sa sút, khiến cho một số nông dân phải rời quê hương lên vùng Yên Thế sinh sống.

- Thế nhưng, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng thì Yên Thế cũng trở thành mục tiêu bình định của chúng. Không cam chịu, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

Bài tập 2: Một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thể kỉ XIX:

- Ở Nam Kì có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơ me, người Xtiêng.

- Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao (người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái) lãnh đạo.

- Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-tranạ Ciư. Ama Con, Ama Giư-hao... đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu suốt từ năm 1889 đến năm 1905.

- Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Vãn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu. Sơn La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà....

- Ở vùng Đông Bắc Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kì.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:

- Khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là những cuộc khởi nghĩa cùng thời. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm khác biệt hơn.

- Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài gần 30 năm. Đây cũng là cuộc khởi nghĩa quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX.

- Mặc dù là cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân để bảo vệ quyền lợi thiết thân nhưng nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt buộ thực dân Pháp phải giảng hòa và chấp nhận một số điều kiện có lợi cho ta.

- Vào thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Bài tập 2: Nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền Núi cuối thế kỉ XIX:

- Quy mô: Rộng lớn khắp miền núi cả nước như Tây Bắc, Đông Bắc, niền Trung, Tây Nguyên, Nam Kì.

- Lãnh đạo: Các thủ lĩnh địa phương, tù trưởng miền núi

- Đặc điểm các cuộc kháng chiến: Đều tự phát, không có mối quan hệ trực tiếp với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, không bị chi phối bởi tư tưởng trung quân. Nó chủ yếu xuất phát từ quyền lợi của một bộ phận dân cư và mang tính địa phương. Chính vì vậy, nên các cuộc kháng chiến đều thất bại.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 8 bài 27: khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX , lịch sử 8 bài 27: khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX , bài 27: khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com