Soạn lịch sử 8 bài 17 trang 87 cực chất

Giải lịch sử 8 bài 17 trang 87 cực chất. Bài học: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 88 sgk lịch sử 8

Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của ba nước Anh, Pháp, Đức.

Bài tập 2: Trang 89 sgk lịch sử 8

Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì ?

Bài tập 3: Trang 89 sgk lịch sử 8

Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Bài tập 4: Trang 90 sgk lịch sử 8

Qua sơ đồ (SGK, trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 -1931 ?

Bài tập 5: Trang 90 sgk lịch sử 8

Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.

Bài tập 6: Trang 92 sgk lịch sử 8

Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp ?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 92 sgk lịch sử 8

Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 -1929.

Bài tập 2: Trang 92 sgk lịch sử 8

Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?

Bài tập 3: Trang 92 sgk lịch sử 8

Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ?

Bài tập 4: Trang 92 sgk lịch sử 8

Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy rằng: Sự phát triển của hai ngành kinh tế chủ yếu ở Châu Âu thời điểm 1929 tăng trưởng nhanh chóng, Giữa các nước sự phát triển cũng không đều nhau, Đức vươn lên phát triển nhanh chóng nhất.

Bài tập 2: 

- Kết quả: Lật đổ nền quân chủ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản, Tháng 11/1918 Đảng cộng sản Đức thành lập, đánh dấu phát triển cho cách mạng Đức.

- Hạn chế: Cuộc cách mạng tháng 11/1918 vẫn chỉ dùng lại ở tính chất dân chủ tư sản, vì cuối cùng mọi thành quả cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.

Bài tập 3: Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nhiều đảng Cộng sản.

Bài tập 4: Sơ đồ thể hiện hai chiều trái ngược nhau trong nền sản xuất của Anh và của Liên Xô trong những năm 1929 – 1931.

Bài tập 5: Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức, để đối phó lại khoa học kĩ thuật và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức quyết định đưa Đảng quốc xã lên nắm chính quyền

Bài tập 6: Để đẩy lùi và đánh bại chủ nghĩa phát xít, Đảng Cộng sản Pháp đã huy động kịp thời quần chúng xuống đường đấu tranh, thống nhất lực lượng, tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong mặt trận chung, Đảng Cộng sản Pháp cũng đề ra cương lĩnh phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. 

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.

Bài tập 2: Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới, Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

Bài tập 3: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

- Kinh tế: Tàn phát tất cả các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất…

- Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước.

- Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Bài tập 4: Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp vì:

- Ở Đức: giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. 

- Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung – mặt trận nhân dân Pháp. 

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy rằng:

1. Sự phát triển của hai ngành kinh tế chủ yếu ( than, thép) ở Châu Âu thời điểm 1929 tăng trưởng nhanh chóng.

2. Giữa các nước sự phát triển cũng không đều nhau, Đức vươn lên phát triển nhanh chóng nhất.

Bài tập 2: 

Cách mạng tháng 11/1918 ở Đức đã có những kết quả:

1. Lật đổ nền quân chủ, vua Vin –hem II buộc phải thoái vị, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.

2. Tháng 11/1918 Đảng cộng sản Đức thành lập, đánh dấu phát triển cho cách mạng Đức.

Hạn chế cách mạng tháng 11/1918 ở Đức là 

1. Cuộc cách mạng tháng 11/1918 vẫn chỉ dùng lại ở tính chất dân chủ tư sản, vì cuối cùng mọi thành quả cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.

Bài tập 3: 

- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nhiều đảng Cộng sản.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế Cộng sản.

- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (gọi tắt là Quốc tế II) đã khai mạc ở Mat-xco-va. Đây là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Bài tập 4: Sơ đồ thể hiện hai chiều trái ngược nhau trong nền sản xuất của Anh và của Liên Xô trong những năm 1929 – 1931:

1. Anh: Sản lượng thép sụt giảm

2. Liên Xô: Sản lượng thép tăng trưởng nhanh

Bài tập 5: 

- Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức, để đối phó lại khoa học kĩ thuật và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức quyết định đưa Đảng quốc xã lên nắm chính quyền

=> Ngày 4/1/1933. Hít - le lên làm thủ tướng và ngay sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

Bài tập 6: 

- Để đẩy lùi và đánh bại chủ nghĩa phát xít, Đảng Cộng sản Pháp đã huy động kịp thời quần chúng xuống đường đấu tranh, thống nhất lực lượng, tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong mặt trận chung.

- Đồng thời, Đảng Cộng sản Pháp cũng đề ra cương lĩnh phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. Kết quả trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 -1929.

- Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.

- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).

- Kết quả: Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đẻ lãnh đạo cách mạng – Quốc tế củng cố nền thống trị => Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.

Bài tập 2: 

1. Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

2. Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

=> Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Bài tập 3: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

1. Kinh tế: Tàn phát tất cả các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất…

2. Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

3. Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước ( Đức, I –ta –li –a và Nhật Bản).

4. Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Bài tập 4: Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp vì:

1. Ở Đức: giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.

2. Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung – mặt trận nhân dân Pháp. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939), lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939), bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com