[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 99 - sgk lịch sử 8
Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.
Bài tập 2: Trang 100 – sgk lịch sử 8
Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Bài tập 3: Trang 100 – sgk lịch sử 8
Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?
Bài tập 4: Trang 101 – sgk lịch sử 8
Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?
Bài tập 5: Trang 102 – sgk lịch sử 8
Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 103 – sgk lịch sử 8
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ ?
Bài tập 2: Trang 103 – sgk lịch sử 8
Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939 ?
Bài tập 3: Trang 103 – sgk lịch sử 8
Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Bài tập 4: Trang 103 – sgk lịch sử 8
Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á: Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,...
Bài tập 2: Những nét mới: giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lạnh đạo cách mạng.
Bài tập 3: Khẩu hiện đấu tranh của phong trào Ngũ tứ: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ hiệp ước 21 điều” (Hiệp ước nhằm xâu xé Trung Quốc), “Ngoại tranh quốc quyền, nội trừ quốc tặc”…
Bài tập 4: Từ khi thành lập, các Đảng Cộng Sản luôn kề vai, sát cánh cùng các nước Đông Nam , lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập. Phogn trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Bài tập 5: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương: diễn ra dưới nhiều hình thức, Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập và lãnh đạo phong trào, Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 năm.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai họa bởi chính sách khai thác thuộc địa của các đế quốc thực dân sau chiến tranh.
Bài tập 2: Trong những năm 1919 – 1939, cách mạng Trung Quốc đã diễn ra:
- Diễn ra phong trào Ngũ tứ.
- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Chiến tranh cách mạng
- Nội chiến
- Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quộc – Cộng hợp tác chống Nhật.
Bài tập 3: Nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc:
- Quy mô: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước châu Á.
- Hình thức: phong phú, đấu tranh chính trị, bãi công, đấu tranh vũ trang.
- Kết quả: Nhiều phong trào giành được thắng lợi như cách mạng Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì.
Bài tập 4: Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,...
Bài tập 2: Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lạnh đạo cách mạng. Sau chiến tranh, nhiều Đảng cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In –đô –nê –xi –a, Đảng Cộng Sản của các nước Đông Nam Á…
Bài tập 3: Khẩu hiện đấu tranh của phong trào Ngũ tứ:
1. “Trung Quốc của người Trung Quốc”
2. “Phế bỏ hiệp ước 21 điều” (Hiệp ước nhằm xâu xé Trung Quốc).
3. “Ngoại tranh quốc quyền, nội trừ quốc tặc”…
Khẩu hiệu thời kì Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến, so với cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn vì cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ dừng lại ở tính chất phong kiến “ Đánh đổ Mãn Thanh”. Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ( tháng 7/ 1921).
Bài tập 4: Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á:
- Từ khi thành lập, các Đảng Cộng Sản luôn kề vai, sát cánh cùng các nước Đông Nam , lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập. Phogn trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nổi bật nhất là các cuộc khởi nghĩa Gia –va và Xu –ma-tơ-ra (1926 – 1927) ở In –đô –nê- xi –a, phong trào Xô – viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam…
Bài tập 5: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương:
1. Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam ( sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương) thành lập và lãnh đạo phong trào.
3. Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 năm.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai họa bởi chính sách khai thác thuộc địa của các đế quốc thực dân sau chiến tranh. Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này.
Bài tập 2: Trong những năm 1919 – 1939, cách mạng Trung Quốc đã diễn ra:
1. Ngày 4 tháng 5 năm 1919: Diễn ra phong trào Ngũ tứ.
2. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7/1921).
3. 1926 – 1927: Chiến tranh cách mạng
4. 1927 – 1937: Nội chiến
5. Tháng 7/1937: Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quộc – Cộng hợp tác chống Nhật.
Bài tập 3: Nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
1. Quy mô: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước châu Á.
2. Hình thức đấu tranh: Hình thức đấu tranh phong phú, đấu tranh chính trị, bãi công, đấu tranh vũ trang.
3. Kết quả: Nhiều phong trào giành được thắng lợi như cách mạng Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì.
Bài tập 4: Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.