Soạn lịch sử 8 bài 30 trang 143 cực chất

Giải lịch sử 8 bài 30 trang 143 cực chất. Bài học: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 144 – sgk lịch sử 8

Dựa vào đâu hội nghị Duy Tân  chủ trương bạo động vũ trang  để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trường này?

Bài tập 2: Trang 145 – sgk lịch sử 8

Đông kinh nghĩa thục có những hoạt động nào?

Bài tập 3: Trang 146 – sgk lịch sử 8

Nêu những thay đổi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?

Bài tập 4: Trang 149 – sgk lịch sử 8

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 149 – sgk lịch sử 8

Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu.

Bài tập 2: Trang 149 – sgk lịch sử 8

Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh?

Bài tập 3: Trang 149 – sgk lịch sử 8

Trình bày đặc điểm nổi bật phong trào yêu nước những năm 1914 – 1918?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Dựa vào đâu hội nghị Duy Tân  chủ trương bạo động vũ trang  để giành độc lập:

- Đầu thế kỉ XX, Hội Duy Tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu với mục đích là đánh Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. 

- Suy nghĩ của em về chủ trương này: Khi thực hiện chủ trương này, các nhà yêu nước đã nghĩ rằng Nhật Bản là nước cùng màu da, cùng văn hóa và Nhật Bản đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh, thoát khởi đế quốc xâm lược nên có thể dựa vào Nhật. 

Bài tập 2: Hoạt động của đông kinh nghĩa thục là: Tháng 3/1907, mở trường học ở Hà Nội lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục; Sau đó, tiếp tục mở thêm các trường học ở ngoại thành và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương….; Tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo để nâng cao lòng yêu nước và truyền bá nội dung học tập.

Bài tập 3: Những thay đổi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Bắt lính thợ đẩy ra chiến trường; Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ chiến tranh…; lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính.

Bài tập 4: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì: Ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé; Sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu.

Bài tập 2: 

Giống nhau: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đều là những phong trào yêu nước , chống Pháp để dành lại độc lập cho dân tộc với sự tham gia của đông đảo tầng lớp trong xã hội.

Khác nhau:

Bài tập 3: Đặc điểm nổi bật phong trào yêu nước những năm 1914 – 1918:

- Chủ trương đường lối: từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản Hình thức đấu tranh: phong phú hơn.

- Thành phần tham gia: đông đảo hơn cuối thế kỉ XIX.

- Hình thức hoạt động: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Dựa vào đâu hội nghị Duy Tân  chủ trương bạo động vũ trang  để giành độc lập:

- Đầu thế kỉ XX, Hội Duy Tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu với mục đích là đánh Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Hội dự định dựa vào Nhậ để xúc tiến việc chuẩn bị bạo động.

- Suy nghĩ của em về chủ trương này: Khi thực hiện chủ trương này, các nhà yêu nước đã nghĩ rằng Nhật Bản là nước cùng màu da, cùng văn hóa và Nhật Bản đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh, thoát khởi đế quốc xâm lược nên có thể dựa vào Nhật. 

Bài tập 2: 

Hoạt động của đông kinh nghĩa thục là:

1. Tháng 3/1907, mở trường học ở Hà Nội lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục.

2. Sau đó, tiếp tục mở thêm các trường học ở ngoại thành và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương….

3. Tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo để nâng cao lòng yêu nước và truyền bá nội dung học tập.

Bài tập 3: Những thay đổi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất:

1. Xã hội: Bắt lính thợ đẩy ra chiến trường

2. Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ chiến tranh…

3. Chính trị - văn hoá: lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính.

=>Sự thay đổi này xuất phát từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhằm phục vụ cho chiến tranh, thực dân Pháp đã ra sức vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam khiến cho mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.

Bài tập 4: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

1. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

2. Sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.

3. Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

=>Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ –rê-vin.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu.

Bài tập 2: 

1. Giống nhau: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đều là những phong trào yêu nước , chống Pháp để dành lại độc lập cho dân tộc với sự tham gia của đông đảo tầng lớp trong xã hội.

2. Khác nhau:

Bài tập 3: Đặc điểm nổi bật phong trào yêu nước những năm 1914 – 1918:

1. Chủ trương đường lối: từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản (ở mức độ khuynh hướng).

2. Hình thức đấu tranh: phong phú hơn.

3. Thành phần tham gia: đông đảo hơn cuối thế kỉ XIX.

4. Hình thức hoạt động: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com