Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
TIẾT 14
ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: HÌNH NỐT NHẠC VÀ DẤU LẶNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp lắng nghe bài hát Bàn tay mẹ kết hợp vỗ tay theo nhịp. https://www.youtube.com/watch?v=hD3SDaAIpe8 - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm để HS ôn tập lại kiến thức: Câu 1. Bài hát Bàn tay mẹ là do nhạc sĩ nào phổ nhạc? A. Trịnh Công Sơn B. Phan Đình Bảng C. Bùi Đình Thảo D. Phạm Tuyên Câu 2. Bài hát có nhịp điệu A. Nhẹ nhàng, sâu lắng B. Vui tươi, nhộn nhịp C. Vừa phải, âu yếm D. Mềm mại, tha thiết Câu 3. Hành động nào không phải của mẹ A. Đi chợ B. Thổi cơm C. Đun nước D. Quạt mát Câu 4. Bài hát được phổ theo thơ của nhà thơ nào? A. Tố Hữu B. Lưu Trọng Lư C. Xuân Quỳnh D. Tạ Hữu Yên Câu 5. Bài hát thể hiện điều gì? A. Nỗi nhớ mẹ B. Tình yêu dành cho mẹ C. Tình yêu quê hương D. Sự trân trọng tuổi thơ - GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Câu 1: C + Câu 2: D + Câu 3: A + Câu 4: D + Câu 5: B - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nghe lại bài hát Bàn tay mẹ, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào ôn tập bài hát và nghe nhạc bài hát nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ (15 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn tập bài hát Cò lả kết hợp vỗ tay hoặc vận động cơ thể. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS nghe lại bài hát, hướng dẫn HS vỗ tay hoặc vận động nhẹ nhàng. https://www.youtube.com/watch?v=hD3SDaAIpe8 - GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. - GV mời 1 – 2 HS xung phong hát kết hợp thể hiện động tác minh họa. - GV hướng dẫn HS hát lĩnh xướng kết hợp hòa giọng
- GV mời HS thể hiện sự sáng tạo động tác phụ họa cho bài hát Bàn tay mẹ. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động
- GV cho HS tập biểu diễn bài hát theo nhóm kết hợp vận động. Hoạt động 2. Lí thuyết âm nhạc và dấu lặng (12 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nhận biết các hình nốt nhạc. - Nắm được tác dụng, hình dáng của dấu lặng. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu: hình nốt nhạc là kí hiệu thể hiện độ ngân dài hoặc ngắn của âm thanh trong âm nhạc. Có 5 hình nốt thường dùng là: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, mốt móc kép.
|
- HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS nghe bài hát kết hợp vỗ tay, vận động nhẹ nhàng. - HS hát cùng nhạc đệm.
- HS xung phong biểu diễn.
- HS hát lĩnh xướng kết hợp hòa giọng.
- HS thể hiện phụ họa bài hát. - HS hát kết hợp vận động.
- HS tập biểu diễn bài hát theo nhóm kết hợp vận động.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác