Soạn mới giáo án Âm nhạc 4 Cánh diều tiết 20: Ôn tập bài hát: Hát mừng; Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông

Soạn mới Giáo án âm nhạc 4 cánh diều bài Ôn tập bài hát: Hát mừng; Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

TIẾT 20

ÔN TẬP BÀI HÁT: HÁT MỪNG

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – TÌM HIỂU NHẠC CỤ: VI-Ô-LÔNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho cả lớp lắng nghe bài hát Hát mừng kết hợp vỗ tay theo nhịp.

https://www.youtube.com/watch?v=yZt-S01CK1M

- GV nêu câu hỏi trắc nghiệm để HS ôn tập lại kiến thức:

Câu 1. Bài hát Hát mừng của dân tộc nào?

A. Mông

B. Ba-na.

C. Ê-đê.

D. Hrê.

Câu 2. Bài hát có giai điệu:

A. Rộn ràng, sâu lắng.

B. Vui tươi, nhộn nhịp.

C. Rộn ràng, tha thiết.

D. Vui tươi, trong sáng.

Câu 3. Trong bài hát, nhạc cụ nào được nhắc tới?

A. Trống, chiêng.

B. Trống, kèn.

C. Chiêng, mõ.

D. Không có nhạc cụ nào.

Câu 4. Bài hát Hát mừng thể hiện điều gì?

A. Niềm vui của người dân khi có một mùa màng bội thu.

B. Niềm vui của người dân khi được sống trong hòa bình, ấm no.

C. Niềm hân hoan khi chào đón một năm mới.

D. Niềm hân hoan khi tổ chức một lễ hội truyền thống.

- GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Câu 1: D

+ Câu 2: C

+ Câu 3: A

+ Câu 4: B

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nghe lại bài hát Hát mừng, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào ôn tập bài hát và  thường thức âm nhạc nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát  Hát mừng (17 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn tập bài hát Hát mừng kết hợp vỗ tay hoặc vận động cơ thể.

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS nghe lại bài hát, hướng dẫn HS vỗ tay hoặc vận động nhẹ nhàng.

https://www.youtube.com/watch?v=ciO4NSIrzhs

- GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

- GV chia HS thành các tổ, hướng dẫn HS hát luân phiên giữa các tổ:

Người hát

Câu hát

Nhóm 1

Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca,

Nhóm 2

Mừng đất nước ta, sống vui hòa bình.

Nhóm 3

Mừng Tây Nguyên mình, đời sống ấm no,

Nhóm 4

Nổi tiếng trống chiêng, đó đây chào mừng.

 

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động

Câu hát

Động tác

Cùng múa hát nào,

 

 

cùng cất tiếng ca,

Hai tay đưa lên cao, tay phải ngang ngực hai bàn tay cuộn từ ngoài vào trong và ngược lại.

Hai tay chụm lên miệng như chim hót.

Mừng đất nước ta, sống vui hòa bình.

Vỗ tay, sau đó hai tay đan chéo vào nhau đưa từ trong ra ngoài ngang ngực.

 Mừng Tây Nguyên mình, đời sống ấm no,

Cần tay bạn bên cạnh duỗi thẳng tay rồi gập khủy tay.

Nổi tiếng trống chiêng, đó đây chào mừng.

Làm động tác gõ cồng chiêng, hai bàn tay vừa lắc vừa đưa lên cao.

- GV cho HS biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.

- GV mời 2 – 3 nhóm biểu diễn trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét nhóm bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông (18 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thông tin về vi-ô-lông.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS nghe âm thanh của vi-ô-lông và đưa ra câu hỏi: Đây là âm thanh của nhạc cụ nào?

https://www.youtube.com/watch?v=2ldOLnPxubU

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án: Đó là âm thanh của vi-ô-lông.

- GV mời HS xung phong nêu cảm nhận về tiếng đàn vi-ô-lông. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV mời 3 HS lần lượt đọc thông tin về vi-ô-lông SGK tr.40.

+ Vi-ô-lông (violin) là nhạc cụ nước ngoài được làm bằng gỗ, có kích thước nhỏ và có bốn dây. Trên cần đàn không có phim. Cây vì của đàn có dây làm bằng lông đuôi ngựa hoặc bằng ni-lông.

+ Người chơi đặt đàn vi-ô-lông lên vai, kẹp đàn dưới cằm, tay trái bấm lên dây, tay phải cầm vĩ kéo ngang dây đàn. Kĩ thuật chơi vi-ô-lông phong phú và linh hoạt, có thể chơi độc tấu hoặc hoà tấu, được sử dụng trong nhiều thể loại âm nhạc.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe bài hát kết hợp vỗ tay, vận động.

 

- HS hát cùng nhạc đệm.

 

- HS thực hành theo tổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hát kết hợp vận động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành.

 

- HS biểu diễn.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia sẻ cảm nhận.

 

 

- HS đọc SGK.

Soạn mới giáo án Âm nhạc 4 Cánh diều tiết 20: Ôn tập bài hát: Hát mừng; Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 4 cánh diều mới, soạn giáo án âm nhạc 4 mới cánh diều bài Ôn tập bài hát: Hát mừng; Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông, giáo án soạn mới âm nhạc 4 cánh diều

Soạn mới giáo án Âm nhạc 4 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay