Soạn mới giáo án Âm nhạc 8 CTST bài 18: Thường thức âm nhạc: Dân ca quan họ Bắc Ninh; Nghe nhạc: Trên rừng ba mươi sáu thứ chim

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 8 CTST bài 18: Thường thức âm nhạc: Dân ca quan họ Bắc Ninh; Nghe nhạc: Trên rừng ba mươi sáu thứ chim. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18:

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

- NGHE NHẠC: TRÊN RỪNG BA MƯƠI SÁU THỨ CHIM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
  • Nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết chủ động học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
  • Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
  • Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

Năng lực riêng:

  • Nêu được những nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
  • Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng, bảo vệ và gìn giữ di sản dân ca Việt Nam nói chung, Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng.
  • Tích cực, tự giác trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Hình ảnh Hội Lim quan họ, hình ảnh hát quan họ, trang phục quan họ,...; file âm thanh tác phẩm/ trích đoạn hát bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim và một số trích đoạn hát quan họ trên thuyền, ở sân đình; file âm thanh bài hát Lí cây đa,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
  • PPDH: dùng lời, giải quyết vấn đề, dạy tích hợp.
  • KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Thi hiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- GV cho HS hát và gõ đệm bài hát Lí cây đa.

  1. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh và thực hiện hát, gõ đệm bài hát Lí cây đa.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trò chơi âm nhạc Thi hiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Thi hiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninh bằng cách chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng và yêu cầu HS giơ tay trả lời:

  1. Những người hát dân ca Quan họ được gọi là gì?
  2. Các ca nương
  3. Liền anh và liền chị
  4. Ca sĩ
  5. Người hát đối đáp
  6. Bài hát nào sau đây không thuộc thể loại dân ca Quan họ Bắc Ninh?
  7. Cây trúc xinh
  8. Bèo dạt mây trôi
  9. Người ơi người ở đừng về
  10. Lí cây bông
  11. Trang phục được các liền chị sử dụng khi biểu diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh là gì?
  12. Áo dài
  13. Áo bà ba
  14. Áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao
  15. Áo dài Nhật Bình
  16. Bài hát Lí cây đa có tiết tấu giai điệu như thế nào?
  17. Vừa phải
  18. Chậm rãi
  19. Hơi nhanh
  20. Nhanh
  21. Dân ca Quan họ Bắc Ninh có phải là di sản văn hóa của nước ta?
  22. Quan họ là một thể loại dân ca
  23. Quan họ là một loại hình dân ca
  24. Quan họ được hát theo lối đối đáp
  25. Quan họ được hát theo lối hát tập thể

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát câu hỏi, vận dụng kiến thức và hiểu biết của bản thân để tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

C

A

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu trả lời của bạn/

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2: Hát và gõ đệm bài hát Lí cây đa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thực hiện trình diễn hát và đệm cho bài hát Lí cây đa đã học ở các tiết hát và nhạc cụ trước đó.

+ Nhóm 1: Hát.

+ Nhóm 2: Gõ đệm bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

+ Nhóm 3: Thổi nhạc cụ thể hiện giai điệu đệm cho bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trình diễn hát và đệm cho bài hát Lí cây đa.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình diễn trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét phần trình diễn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 18: Thường thức âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh

  1. Mục tiêu: HS nắm bắt được vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nêu một số nét khái quát về vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.

- GV trình chiếu video Hội Lim quan họ được biểu diễn trên thuyền cho HS xem:

https://www.youtube.com/watch?v=B3UQmrkJW38 (0:45 – 2:30).

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SHS và nêu những nét chính của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.

- HS nêu nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình bày nét chính của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh -

- Quan họ là thể loại dân ca nổi tiếng của vùng châu thổ sông Hồng.

- Hát quan họ được tổ chức quanh năm, thường vào mùa xuân với nhiều hình thức khác nhau, đối đáp giữa hai bên nam nữ.

- Giai điệu: nhiều luyến láy, rất tinh tế, thiên về tính chất trữ tình; số lượng, nội dung bài bản phong phú.

- Một số bài tiêu biểu: Cây trúc xinh, Lí cây đa, Ngồi tựa mạn thuyền,...

- Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS thực hành thảo luận và tổng kết kiến thức về một số nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận và trình bày sản phẩm.
  4. Sản phẩm: Phần trình bày kết quả thảo luận của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận với nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Nêu những nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

+ Nhóm 2: Hãy kể tên một số làn điệu, bài bản quan họ phổ biến.

- GV hướng dẫn HS thảo luận để lập bảng báo cao hoặc sơ đồ tư duy với các gợi ý như trong SBT với các ý sau:

+ Khái quát về nguồn gốc và giá trị văn hóa.

+ Đặc trưng diễn xướng.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và lập bảng sơ đồ tư duy để trình bày sản phẩm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời HS trình bày kết quả dưới hình thức phù hợp.

Khái quát về nguồn quan họ và giá trị văn hóa

Đặc trưng diễn xướng

Nội dung và âm nhạc quan họ

- Là thể loại dân ca nổi tiếng vùng châu thổ sông Hồng, bắt nguồn từ kết chạ.

- Đặc biệt phát triển ở tỉnh Bắc Ninh nên thường gọi là Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009.

- Thường hát vào mùa xuân.

- Chủ yếu hát đối đáp nam nữ.

- Trang phục liền anh: áo the, khăn xếp, tay cầm ô lục soạn.

- Trang phục liền chị: Áo năm thân, vấn khăn mỏ quạ, tay cầm nón thúng quai thao.

- Nội dung: về tình yêu đôi lứa, ca ngợi phong cảnh hữu tình,...

- Âm nhạc: thiên về tính chất trữ tình, giai điệu nhiều luyến láy.

- Số lượng: có đến vài trăm bài bản.

- Một số bài tiêu biểu: Cây trúc xinh, Lí cây đa, Ngồi tựa mạn thuyền,...

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV mở rộng:

+ Nguồn gốc hát quan họ từ tục kết chạ là kết làm anh em.

+ Sự phong phú của các bài bản quan họ (vài trăm bài bản), đa số có tính chất trữ tình lối diễn xướng giao duyên rất tao nhã, ý nhị, sang trọng.

+ Quan họ nổi bật với cách hát vang, rền, nền, nảy (giải thích thêm bài hát Li cây đa trong SHS lớp 7 Chương trình GDPT 2006 là quan họ mới, không phải quan họ gốc, sở dĩ gọi là dân ca quan họ mới vì được sáng tác sau này, quan họ có thường không có bài hát nhanh mà nhịp độ vừa phải hoặc thong thả, cách hát có thường ngân nga, luyến láy tự do nhiều).

 

NGHE NHẠC: TRÊN RỪNG BA MƯƠI SÁU THỨ CHIM

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe giai điệu đoán tên bài hát.
  4. Sản phẩm: HS đoán được tên bài hát.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, lắng nghe các giai điệu và đoán tên bài hát:

  1. https://www.youtube.com/watch?v=r2FI32Pyi84 (0:05 – 0:40)
  2. https://www.youtube.com/watch?v=x0IEeaIfQWY (0:00-0:44)
  3. https://www.youtube.com/watch?v=lj-URgu8KmY (0:10 – 0:48)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong những bài hát trên, bài hát nào không phải là Dân ca Quan họ Bắc Ninh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

  1. Lí cây bông
  2. Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
  3. Lí cây đa

Trong những bài hát trên, bài hát không phải là Dân ca Quan họ Bắc Ninh là bài số 1: Lí cây bông.

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu hỏi của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 18: Nghe nhạc: Trên rừng ba mươi sáu thứ chim.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Nghe bài hát Trên rừng ba mươi sáu thứ chim

  1. Mục tiêu: Nghe nhạc bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim và biểu lộ cảm xúc theo bài nhạc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS biểu đạt cảm xúc.
  3. Sản phẩm: HS nhận xét tính chất âm nhạc của bài hát.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghe bài hát Trên rừng ba mươi sáu thứ chim:

https://www.youtube.com/watch?v=Uw_AyV0sXqo&t=131s (0:18 – 2:10)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét tính chất âm nhạc của bài hát Trên rừng ba mươi sáu thứ chim.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung và lắng nghe bản nhạc.

- HS vận động, biểu đạt cảm xúc theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 – 2 HS nhận xét tinh chất âm nhạc của bài hát.

- GV yêu cầu HS khác quan sát , nhận xét phần biểu diễn của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần biểu diễn của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nghe bài hát Trên rừng ba mươi sáu thứ chim

- Trên rừng ba mươi sáu thứ chim là bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh rất phổ biến, ca ngợi thiên nhiên và tình yêu lao động, thường được dùng để hát trong lúc giao lưu giữa các nhóm quan họ.

- Lời ca giàu hình ảnh, âm nhạc tươi sáng, mượt mà, tràn ngập niềm lạc quan yêu đời.

- Cách hát vang, rền, nền, nảy đặc trưng của quan họ đã tôn thêm vẻ đẹp đặc sắc của âm nhạc và lời ca trong bài hát.

 

-------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 8 CTST bài 18: Thường thức âm nhạc: Dân ca quan họ Bắc Ninh; Nghe nhạc: Trên rừng ba mươi sáu thứ chim

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Âm nhạc 8 chân trời mới, soạn giáo án Âm nhạc 8 chân trời bài 18: Thường thức âm nhạc: Dân ca quan họ Bắc Ninh; Nghe nhạc: Trên rừng ba mươi sáu thứ chim, giáo án Âm nhạc 8 chân trời

Soạn mới giáo án âm nhạc 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay