Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Mô tả được những đặc điểm cơ bản của ngôi nhà thông minh.
- Đề xuất những ý tưởng để cải tạo để ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà thông minh.
- Nhận biết và vận dụng được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.
- Mô tả được một số hệ thống điều khiển thông minh và tác động của nó trong đời sống gia đình.
- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về nhà thông minh.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn để.
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình.
- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
- Các tranh ảnh về ngôi nhà thông minh
- Video giới thiệu về ngôi nhà thông minh
- Mô hình ngôi nhà thông minh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV chiếu video về một ngôi nhà thông minh và hỏi HS: Liệu có gì đặc biệt trong ngôi nhà đó hay công nghệ mang lại sự tiện nghỉ trong ngôi nhà như thế nào
- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân
- GV đặt vấn đề: Công nghệ mang lại sự tiện nghi trong ngôi nhà như thé nào? Ngôi nhà thông minh là gì và có đặc điểm nào? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài 3: Ngôi nhà thông minh.
Hoạt động 1 : Ngôi nhà thông minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK và trả lời: Thế nào là một ngôi nhà thông minh? Một số hệ thống thường có trong ngôi nhà thông minh là gì? - GV tổ chức cho HS nhận diện các hệ thống trong ngôi nhà thông minh thông qua những mô tả về sự "đáp ứng" của hệ thống trong những ngữ cảnh cụ thể: + Ở một vài nơi trong nhà, ánh sáng tự bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng - hệ thống chiếu sáng tự động. + Có màn hình cho biết hình ảnh của người khách đang đứng ở cửa ra vào - hệ thống an ninh. + Ánh sáng bật lên và chuông kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà - hệ thống an ninh. + Ti vi tự động mở kênh truyền hình yêu thích - hệ thống giải trí tự động. + Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng - hệ thống chiếu sáng tự động. + Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ mát - hệ thống điểu khiển nhiệt độ tự động. - GV cho HS quan sát Hình 3.1 để tìm hiểu xem ngôi nhà trong hình lắp đặt những hệ thống điều khiển tự động, hệ thống thông minh nào? Giải pháp về an ninh và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông minh được thực hiện như thế nà? - HS liên hệ với chính ngôi nhà của mình để chỉ ra những yếu tố thông minh, thân thiện với môi trường có trong ngôi nhà mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | 1. Ngôi nhà thông minh - Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiên tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng. - Trong ngôi nhà thông minh thường lắp đặt các hệ thống điều khiển tự động, bán tự động như: + Nhóm hệ thống an ninh, an toàn: điều khiển camera giám sát, khoá cửa, báo cháy,... + Nhóm hệ thống chiếu sáng: điều khiển thiết bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa,... + Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ: điều khiển điều hoà nhiệt độ, quạt điện,... + Nhóm hệ thống giải trí: điều khiển máy thu hình, hệ thống âm thanh,... + Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng. |
Hoạt động 2: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
------------ Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác