Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính.
- Trình bày được giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ con người.
- Hình thành được thói quen ăn uống khoa học.
- Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt
những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn để.
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết
trong và sau giờ học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng vào cuộc sống hằng ngày.
- Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được tẩm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khoẻ của chính mình và gia đình.
- Các tranh ảnh về “ Thực phẩm trong gia đình” có trong danh mục thiết bị tối thiểu môn công nghệ 6.
- Video, hình ảnh về các loại thực phẩm có trong hằng ngày
- Mẫu vật thật về một số loại thực phẩm: rau, củ, thịt, cá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Làm thế nào để có được cơ thể cân đối, khoẻ mạnh?
Câu hỏi: Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân
Câu trả lời gợi ý: Để cơ thể cân đối khoẻ mạnh chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Câu trả lời gợi ý: Thực phẩm giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để khoẻ mạnh, hoạt động và phát triển bình thường.
- GV đặt vấn đề: Làm thế nào để được cơ thể cân đối, khỏe mạnh? Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng.
Hoạt động 1 : Một số nhóm thực phẩm chính
- Câu trả lời cá nhân/ nhóm được phát biểu.
- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:
+ Vai trò của các nhóm chất.
+ Thực phẩm chính cung cấp các nhóm chất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục ïI trong SGK theo hình thức cá nhân hoặc nhóm và hoàn thành phiếu học tập:
- GV sử dụng hộp chức năng Luyện tập để HS khắc sâu kiến thức. Yêu cầu HS: sắp thế các thực phẩm trong hình theo các nhóm chất…. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | I. Một số nhóm thực phẩm chính 1. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ. - Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể. - Chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hoá. - Nhóm chất này thường có trong ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa, mật ong và trái cây chín. 2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm - Chất đạm (protein) là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thẻ và giúp cơ thể phát triển tốt. Những thực phẩm chính cung cấp chất đạm như: thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, một sô loại hạt như: hạt điều, hạt lạc, hạt vừng. 3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo - Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số loại vitamin. - Thường thấy ở mỡ động vật, dầu thực vật, bơ. 4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin - Có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, có vai trò chuyển hóa các chất . - Các loại vitamin A,B,C,D,E có trong hầu hết các thực phẩm. 5. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng - Giups phát triển xương, cơ bắp, cấu tạo hồng cầu,… - Các chất khoáng như sắt, canxi, iot,… |
Hoạt động 3: Ăn uống khoa học
------------------ Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác