Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về nuôi thuỷ sản để hình thành ý tưởng nuôi dưỡng, chăm sóc thuỷ sản,
- Lập được kế hoạch, tỉnh chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thuỷ sản phù hợp,
- Phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính tự lực và năng lực cộng tác trong việc lập kế hoạch và tính chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thuỷ sản.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực trong học tập và cuộc sống, vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học vào hoàn thành dự án nuôi dưỡng, chăm sóc thuỷ sản,
+ Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của dự án và thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân, phối hợp tốt với các thành viên trong
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo phân tích được tình huống, tỉnh chi phi nuôi và chăm sóc thuỷ sản. Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động, đánh giá được kế hoạch và thực hiện kế hoạch
- Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ: nhận thức được các yêu cầu khi lập kế hoạch nuôi thuỷ sản;
+ Đánh giá công nghệ nhận xét, đánh giá kế hoạch hợp lí để nuôi một loại thuỷ sản, xác định chỉ phủ và hiệu quả nuôi thuỷ sản.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: có ý thức quan tâm, tham gia vào việc nuôi tôm, cả; hiểu được nghề nuôi thuỷ sản, tạo được sản phẩm đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, –
- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện dự án.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.
- Máy tính, máy chiếu.
- Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính;
- Dự kiến phân chia HS trong lớp thành các nhóm,
- Mô hình nuôi tôm, cá quy mô nhỏ (tranh ảnh hoặc video clip); – Địa chỉ trang web hỗ trợ thực hiện dự án
2. Đối với học sinh
- SGK,
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Nghiên cứu các mô hình nuôi thuỷ sản,
- Giấy, bút, máy tính cầm tay, …
- Thiết bị hỗ trợ máy tính có kết nối internet;
- Tài liệu hướng dẫn quy trình và kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc thuỷ sản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết chủ đề, mục tiêu dự án, xác định các nhiệm vụ phảithực hiện.
b. Nội dung: chủ đề dự án, mục tiêu dự án, nhiệm vụ của dự án.
c. Sản phẩm học tập: chủ đề, mục tiêu, nhiệm vụ dự án
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV nêu chủ để dự án, mục tiêu dư án nhiệm vụ của dự án.
+ GV nêu các yêu cầu và nội dung mà HS cần thực hiện của dự án.
+ GV nêu các yêu cầu về nhiệm vụ và thời gian thực hiện.
+ GV nêu các tiêu chỉ đánh giá kết quả dự án.
+ GV kết hợp với HS để phân chia nhóm thực hiện.
+ GV có thể giới thiệu một kế hoạch mẫu để HS tham khảo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
+ Mục tiêu: Lập kế hoạch, tỉnh toán chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thuỷ sản phù hợp.
+ Nhiệm vụ
· Lựa chọn đối tượng thuỷ sản môi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương,
· Lựa chọn hình thức nuôi (nuôi trong ao, nuôi trong bể,...) và diện tích nuôi,
· Tìm hiểu kĩ thuật nuôi, thời vụ, cách chăm sóc và quản lí đối tượng thuỷ sản nuôi,
· Lập kế hoạch cho việc môi và chăm sóc loại thuỷ sản đã chọn,
· Tính chi phí cho việc nuôi và chăm sóc loại thuỷ sản đã chọn (Ví dụ: ao nuôi diện tích100 m thì lập kế hoạch và tính toán số lượng giống, thức ăn trên diện tích 100 m3).
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch
a. Mục tiêu: hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án
b. Nội dung: các công việc phải thực hiện, mốc thời gian hoàn thành, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
c. Sản phẩm học tập: kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ của dự án, bảng tính chi phí cho toàn bộ dự án.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu các nhóm HS lựa chọn một đối tượng nuôi cụ thể, ví dụ nuôi cả lóc, cá rô phi hay tôm sú. Lựa chọn mô hình, mật độ nuôi, số lượng cá thể nuôi, lượng thức ăn theo yêu cầu của dự án (nên chọn diện tích nuôi tối đa khoảng 100 m2 để HS dễ tính toán và thực hiện dự án). + GV hướng dẫn các nhóm HS tổ chức thảo luận và lập kế hoạch thực hiện • Liệt kê các công việc cần làm để thực hiện dự án, • Lập kế hoạch về mốc thời gian, các công việc cụ thể, • Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. + GV kiểm tra tính khả thi trong kế hoạch của các nhóm Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hìnhSGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thứcbài học. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: - GV chuyển sang nội dung mới. | 1: Xây dựng kế hoạch - Kế hoạch thực hiện dự án bao gồm một số nội dung chính: công việc cần làm, thời gian thực hiện, người thực hiện, địa điểm tiến hành. |
---------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác