Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS sưu tầm những bức ảnh về người yêu lao động. - GV mời 2 – 3 HS xung phong chia sẻ về bức ảnh đã sưu tầm. GV đưa ra một số gợi ý: + Trình bày được nghề nghiệp của người trong tranh. + Lí giải lí do vì sao em chọn bức tranh này. + Nêu các điều em học được từ người yêu lao động ở trong tranh. - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào bài học: Người yêu lao động đã góp phần làm cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Chúng ta cần phải quý trọng người yêu lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể, thường ngày. Bài học “Em tích cực tham gia lao động” sẽ giúp các em biết quý trọng người yêu lao động và rèn luyện tính tự giác, tích cực tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết bạn nào tích cực, tự giác tham gia lao động a. Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK tr.25, 26 và đặt câu hỏi: Bạn nào tích cực, tự giác tham gia lao động? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV yêu cầu HS: Kể thêm các biều hiện tích cực, tự giác trong lao động. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tích cực, tự giác tham gia lao động là chủ động làm việc, không ngại khó khăn, không chờ người lớn nhắc nhở. Các em chủ động hoàn thành các nhiệm vụ ở trường, ở nhà và chủ động giúp đỡ gia đình các việc làm vừa sức với bản thân. Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết vì sao phải tích cực, tự giác tham gia lao động. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện Con lừa lười biếng (SGK tr.26) và mời HS đọc diễn cảm lại câu chuyện. - GV đặt câu hỏi và tổ chức cho HS tham gia trò chơi Bắn tên. - GV phổ biến Cách chơi: Sau khi HS đầu tiên trả lời, HS này có quyền mời một bạn khác để trả lời câu hỏi tiếp theo của GV, liên tục đến khi hết các câu hỏi: + Lúc đầu, con lừa làm việc như thế nào? + Sau khi được ông chủ dạy cho một bài học, con lừa đã thay đổi như thế nào? + Theo em, tự giác, tích cực trong lao động sẽ đem lại điều gì? - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa của việc tự giác, tích cực trong lao động: + Tự giác, tích cực lao động mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. + Tự giác, tích cực lao động giúp bản thân tìm được niềm vui trong lao động và được mọi người yêu mến, quý trọng. + Tự giác, tích cực lao động giúp phát triển kĩ năng làm việc cho bản thân. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS đồng tình với những lời nói, việc làm tích cực tham gia lao động; không đồng tình với những lời nói, việc làm thế hiện không tích cực tham gia lao động. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến sau - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.27 cho biết: Nêu nhận xét của em về ý kiến trong các bức ảnh sau? Vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến đó? |
- HS tiến hành sưu tầm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
|
---------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác