Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS cần:
Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam phi trong mấy thập niên gần đây.
Năng lực riêng
– Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam Phi trong những thập niên gần đây.
– Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: tài liệu văn bản, sách, báo,...; khai thác internet,.. sưu tầm tư liệu liên quan để viết báo cáo.
Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; biết sưu tầm các nguồn tài liệu phù hợp lưu giữ thông tin có chọn lọc.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày kết quả làm việc.
– Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.
– Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của một quốc gia.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ Cộng hoà Nam Phi (nếu có).
- Các tài liệu văn bản có liên quan đến một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam Phi (sự thành lập Liên bang Nam Phi; sự thành lập Cộng hoà Nam Phi; sự sinh thành chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai; sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV có thể dành thời gian này để kiểm tra lại phần chuẩn bị của HS và cho HS xem video clip về đất nước Cộng hoà Nam Phi.
https://www.youtube.com/watch?v=M4QX1a6WrC0
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, chia sẻ các thông tin đã biết, nêu những điều muốn biết về CH Nam Phi.
- Một thành viên thư kí của nhóm sẽ liệt kê các ý kiến đó vào các cột phù hợp trong bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát về Cộng hoà Nam Phi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước. HS sưu tầm tư liệu và trình bày về một sự kiện lịch sư về Cộng hoà Nam Phi (mỗi nhóm tìm hiểu về một sự kiện khác nhau) theo các gợi ý trong SGK: Sưu tầm tư liệu và trình bày một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam Phi trong mấy thập niên gần đây. 1. Tìm hiểu khái quát chung về Cộng hoà Nam Phi (diện tích, dân số, thủ đô, ngày quốc khánh,...). 2. Lựa chọn một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam Phi. - Sự thành lập Liên bang Nam Phi. - Sự thành lập Cộng hoà Nam Phi. - Sự hình thành chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. - Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc A-pic-thai. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin, thu thập và viết báo cáo. HS đã được làm quen với việc viết báo cáo và trình bày báo cáo ở một số bài học trước. GV lưu ý các nhóm cố gắng khắc phục những lỗi còn mắc phải trong quá trình làm việc nhóm (về hình thức, cách trình bày một báo cáo). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày báo cáo của nhóm. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét và đánh giá chéo cho nhau, GV chuẩn kiến thức và đánh giá kết quả làm việc nhóm. | Báo cáo
|
-----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác