Soạn mới giáo án Địa lí 7 cánh diều bài 14: Đặc điểm tự nhiên bắc mỹ

Soạn mới Giáo án địa lí 7 cánh diều bài Đặc điểm tự nhiên bắc mỹ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS cần: Trình bày được một trong những đặc điểm tự nhiên của Bắc Mỹ:

+ Sự phân hóa của địa hình và khí hậu.

+ Đặc điểm sông, hồ và các đới thiên nhiên.

  1. Năng lực

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày một trong những đặc điểm tự nhiên của Bắc Mỹ: sự phân hoá địa hình, khí hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: bản đồ, lát cắt địa hình, tranh ảnh,...; khai thác internet.

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc chủ động tìm kiếm tài liệu, ghi chép có chọn lọc các thông tin.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm với sản phẩm học tập của mình.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Bản đồ tự nhiên châu Mỹ.

- Bản đồ khí hậu Bắc Mỹ.

- Tranh ảnh về tự nhiên Bắc Mỹ.

- Lát cắt địa hình Bắc Mỹ (nếu có).

- Phiếu học tập (nếu có).

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, định hướng nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung: GV gợi dẫn một vài câu hỏi để HS chia sẻ hiểu biết.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Bắc Mỹ gồm những quốc gia nào?

+ Tên thủ đô của Hoa Kỳ là gì?

+ Tên thủ đô của Ca-na-đa là gì?

+ Hình ảnh sau muốn nói đến thành phố nào của Hoa Kỳ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ các thông tin đã biết, nêu những điều muốn biết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các HS trình bày trước lớp.

- Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bắc Mỹ bao gồm hai quốc gia là Hoa Lỳ và Ca-na-đa, chiếm 4/5 diện tích lục địa Bắc Mỹ. Địa hình và khí hậu của khu vực này phân hóa như thế nào? Hệ thống sông, hồ và các đới thiên nhiên của khu vực này có đặc điểm gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân hoá địa hình

  1. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 13.1 trong SGK, trao đổi để trình bày sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.
  3. Sản phẩm học tập: Sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 13.1 trong SGK, trao đổi để trình bày sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.

- GV gợi ý cho HS quan sát hình 13.1, dựa vào thang màu độ cao ở chú giải để nhận biết các khu vực địa hình của Bắc Mỹ và nơi phân bố của chúng hoặc GV vẽ lát cắt địa hình Bắc Mỹ để HS nhận ra sự phân hoá địa hình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, phân tích bảng số liệu và nhận xét.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Sự phân hoá địa hình

- Địa hình của Bắc Mỹ có sự phân hóa: hệ thống Coóc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

+ Hệ thống Coóc-đi-e:

·        Bao gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.

·        Các dãy núi có địa hình cao và hiểm trở.

·        Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt, vàng, bạc, chì, kẽm, than...

+ Miền đồng bằng trung tâm:

·        Diện tích rộng lớn, địa hình cao ở phía bắc và thấp dần ở phía nam và đông nam.

·        Có nhiều hồ lớn và sông dài.

·        Có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú: sắt, ni-ken, chì, kẽm, đồng, u-ra-ni-um, than, dầu mỏ và khí đốt.

+ Miền núi già và sơn nguyên phía đông:

·        Gồm dãy núi A-pa-lat và sơn nguyên La-bra-đô.

·        A-pa-lat là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc – tây nam, địa hình tương đối thấp.

·        Miền này có tài nguyên khoáng sản nổi bật là than.

----------------------Còn tiếp-----------------------

Soạn mới giáo án Địa lí 7 cánh diều bài 14: Đặc điểm tự nhiên bắc mỹ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 7 cánh diều mới, soạn giáo án địa lí 7 mới cánh diều bài Đặc điểm tự nhiên bắc mỹ, giáo án soạn mới địa lí 7 cánh diều

Soạn mới giáo án Địa lí 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay