Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS cần:
- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo, sự phân bố dân cư và các đô thị lớn của châu Á.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày đặc điểm dân cư, tôn giáo, sự phân bố dân cư và các đô thị lớn của châu Á.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: bản đồ, biểu đồ, tháp dân số, bảng số liệu,...
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ với đặc điểm dân cư, xã hội Việt Nam.
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc tích cực trao đổi, hợp tác để thực hiện nhiệm vụ của cặp/ nhóm
- Chăm chỉ học tập và tôn trọng sự đa dạng về văn hoá, tôn giáo của mỗi quốc gia.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Biểu đồ số dân châu Á giai đoạn 1990 – 2019,
- Tháp dân số châu Á năm 2019,
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn của châu Á.
- Tranh ảnh, video clip về một số tôn giáo lớn ở châu Á (nếu có).
- Phiếu học tập (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát video và đặt câu hỏi: Theo em, dân cư và xã hội ở châu Á có những đặc điểm gì nổi bật?
https://www.youtube.com/watch?v=lLgTXGIrHoI
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, chia sẻ các thông tin đã biết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Bằng những kiến thức có được hằng ngày qua sách, báo, internet, truyền hình,... mỗi HS có thể đưa ra những đặc điểm khác nhau.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa cần chốt câu trả lời đúng/ sai mà dùng những ý kiến đó để dẫn dắt vào bài học mới.
Châu Á là một trong những cái nôi của các nền văn minh cổ đại, đồng thời là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Vậy châu Á có những đặc điểm nổi bật gì về dân cư và tôn giáo? Dân cư và các đô thị lớn được phân bố như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4HS), sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hình 6.2, bảng 6,1 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau đây: - Nhận xét về số dân của châu Á qua các năm. - Nêu đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin, phân tích bảng số liệu và nhận xét. GV có thể đưa ra một số gợi ý: - Đọc thông tin, quan sát hình 6.1 để biết được tổng số dân của châu Á là bao nhiêu tỉ người, chiếm bao nhiêu % dân số thế giới, dân số biến động như thế nào qua các năm. - HS quan sát bảng 6.1 và hình 6.2 để nhận xét về tỉ lệ dân số phân theo nhóm tuổi của châu Á và các khu vực, tháp dân số thể hiện được đặc điểm nào về cơ cấu dân số châu Á..... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS đưa ra sự phân tích, so sánh. - Sau khi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, GV chuẩn kiến thức và giải thích thêm về nguyên nhân châu Á có số dân đông nhất thế giới là do có nhiều vùng đất đai màu mỡ, khí hậu ấm áp, kinh tế đang phát triển, hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo nên cần nhiều lao động,... Ngoài ra, tâm lí muốn đông con và nhiều con trai của nhiều người dân, chính sách dân số,... cũng ảnh hưởng tới gia tăng dân số ở một số nước châu Á. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Đặc điểm dân cư Số dân - Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Năm 2019, châu Á chiếm gần 60 % dân số thế giới (không tính số dân của Liên bang Nga), trong đó có hai quốc gia đông dân thứ nhất và thứ hai trên thế giới là Trung Quốc (1,4 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người). Cơ cấu dân số - Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biển theo hướng già hoá và có sự khác biệt giữa các khu vực, - Ở châu Á, sự chênh lệch giữa giới nam so với giới nữ diễn ra trong suốt thời gian dài. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 năm |
-------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác