Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hóa ở châu Âu.
Năng lực riêng
Năng lực chung
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS xem một số hình ảnh các thành phố lớn của châu Âu, yêu cầu HS đoán tên các thành phố.
- GV đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài học.
- HS nêu được một số thông tin cơ bản về châu Âu từ vốn hiểu biết của bản thân.
- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số thành phố lớn của châu Âu.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có thể đoán tên các thành phố trong ảnh không?
+ Theo em, đây là những thành phố đông dân hay thưa dân?
+ Hãy nêu một số hiểu biết của em về dân cư, xã hội ở châu Âu. Ở châu Âu, phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn hay thành thị?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh và dựa vào các hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Các thành phố trong hình lần lượt là: London, Paris, Roma, Moscow
+ Đây là những thành phố tập trung đông đúc dân cư.
+ Ở châu Âu, phần lớn dân cư tập trung ở các đô thị, dân cư phân bố ở các vùng nông thôn khá thưa thớt.
- GV mời HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Mặc dù có diện tích không lớn nhưng châu Âu là một châu lục có tốc độ phát triển và đô thị hóa cao. Châu Âu có số dân đứng thứ tư trong các châu lục trên thế giới với những đặc điểm riêng về cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hóa. Vậy những đặc điểm này được thể hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cơ cấu dân cư
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát bảng 2, hình 2.1 (SGK tr.92) để trình bày đặc điểm về cơ cấu dân cư châu Âu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 HS/nhóm). Số lượng nhóm tùy thuộc vào số HS trong lớp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát bảng 2, hình 2.1 (SGK tr.92) để tìm hiểu về đặc điểm về cơ cấu dân cư châu Âu. Bảng 2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Âu năm 1990 và năm 2019 (đơn vị: %)
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS: + Quan sát bảng 2, nhận xét tỉ lệ các nhóm tuổi và sự biến động về tỉ lệ của từng nhóm tuổi năm 2010-2019. Nhóm tuổi nào chiếm tỉ lệ cao nhất, nhóm tuổi nào chiếm tỉ lệ thấp nhất? + Quan sát kĩ hình 2.1 và nhận xét về cơ cấu dân số theo giới tính, theo độ tuổi của châu Âu. + Nêu đặc điểm cơ cấu theo trình độ văn hóa của châu Âu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát bảng 2, hình 2.1 (SGK tr.92), thảo luận, trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Đặc điểm cơ cấu dân cư a. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi - Châu Âu co cơ cấu dân số già: + Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp, có xu hướng giảm. + Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao, có xu hướng tăng. - Già hóa dân số làm nhiều nước châu Âu rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động. b. Cơ cấu dân số theo giới tính - Châu Âu có tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam. - Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam. c. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân. |
--------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác