Soạn mới giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ, sự phát kiến ra Châu Mỹ

Soạn mới Giáo án địa lí 7 KNTT bài Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ, sự phát kiến ra Châu Mỹ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI CHÂU MỸ.

SỰ PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.
  • Phân tích được các hệ quả địa lí - lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502).
  • Xác định được vị trí và phạm vi châu Mỹ trên bản đồ tự nhiên châu Mỹ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí.
  • Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.
  • Năng lực vận dụng kĩ năng Địa lí: vận dụng những kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ vào những trường hợp cần thiết trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
  • Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Bản đồ thế giới.
  • Bản đồ tự nhiên châu Mỹ.
  • Lược đồ hành trình đến châu Mỹ của Cô-lôm-bô (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến châu Mỹ.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

- Biết sử dụng bản đồ tự nhiên châu Mỹ để xác định vị trí và phạm vi.

- Xác định được trên bản đồ các đại dương tiếp giáp với châu Mỹ.

  1. Nội dung:

- Châu Mỹ là vùng đất rộng lớn nằm tách biệt với các châu lục khác, vì thế mãi đến cuối thế kỉ XV, với cuộc thám hiểm của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô), châu lục này mới được tìm ra.

- Vị trí địa lí châu Mỹ có gì đặc biệt? Việc tìm ra châu Mỹ có ý nghĩa như thế nào?

  1. Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân, HS đưa ra các câu trả lời. HS không nhất thiết phải trả lời đúng, cũng có thể không cần trả lời.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS quan sát bản đồ thế giới và đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Châu Mỹ nằm ở đâu? Vị trí địa lí đó có gì đặc biệt?

+ Châu Mỹ có vị trí như thế nào so với các châu lục khác?

+ Việc tìm ra châu Mỹ có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản đồ, xác định vị trí châu Mỹ và trả lời câu hỏi của GV dựa vào những hiểu biết của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những hiểu biết khái quát về châu Mỹ:

+ Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở phía tây bán cầu, tách biệt với các châu lục khác. Lãnh thổ châu Mỹ trải dài, từ vùng cực bắc đến vùng cực Nam.

+ Sự kiện Phát hiện ra châu Mỹ là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Châu Mỹ là vùng đất rộng lớn, có vị trí đặc biệt. Nó nằm tách biệt so với các châu lục khác. Do đó, mãi đến cuối thế kỉ XV, châu lục này mới được tìm ra nhờ cuộc thám hiểm của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô. Để tìm hiểu thêm về châu lục đặc biệt này, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự pháp kiến ra châu Mỹ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí và phạm vi

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

- Biết sử dụng bản đổ tự nhiên châu Mỹ để xác định vị trí và phạm vi.

- Xác định được trên bản đồ các đại dương tiếp giáp với châu Mỹ.

  1. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo bàn, đọc mục 1 và bản đồ Hình 1 (SGK tr.139-140), sau đó thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Cho biết châu Mỹ tiếp giáp những đại dương nào.

- Xác định vị trí, phạm vi châu Mỹ.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở vị trí, phạm vi lãnh thổ châu Mỹ.
  2. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn các nhóm khai thác thông tin trong mục 1 và quan sát bản đồ hình 1 (SGK tr.139-140) hoặc bản đồ tự nhiên châu Mỹ treo tường.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên các đại dương tiếp giáp với châu Mỹ.

+ Xác định vị trí, phạm vi châu Mỹ.

- GV có thể đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Châu Mỹ gồm các bộ phận nào?

+ Lãnh thổ châu Mỹ nằm trong khoảng vĩ độ nào?

+ Châu Mỹ được bao bọc bởi mấy đại dương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu mục 1 và bản đồ Hình 1 (SGK tr.139-140), thảo luận và thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày phần thảo luận của mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhật xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về vị trí, phạm vi châu Mỹ và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vị trí địa lí và phạm vi

- Tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương ở phía bắc, Đại Tây Dương ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây.

- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, phần đất liền trải từ khoảng 72°B đến 54°N.

- Gồm hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối với nhau bằng eo Trung Mỹ (hiện đã bị cắt ngang bởi kênh đào Pa-na-ma).

----------------------Còn tiếp-----------------------

Soạn mới giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ, sự phát kiến ra Châu Mỹ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 7 kết nối mới, soạn giáo án địa lí 7 mới kết nối bài Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ, sự phát kiến ra Châu Mỹ, giáo án soạn mới địa lí 7 kết nối

Soạn mới giáo án Địa lí 7 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay