Soạn mới giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn

Soạn mới Giáo án địa lí 7 KNTT bài Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ RỪNG A-MA-DÔN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hoá, văn hoá Mỹ La-tinh.
  • Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. Phân tích được vấn để khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn.
  • Biết sử dụng bản đồ để xác định các đô thị lớn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự họcbiết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ địa lí.
  • Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.
  • Năng lực vận dụng kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: vận dụng những kiến thức về đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn vào những tình huống cần thiết trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
    • Yêu thiên nhiên và có ý thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên theo hướng bền vững.
    • Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội.
    • Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức trên sách báo, internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mỹ.

- Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở Trung và Nam Mỹ, năm 2020.

- Một số hình ảnh, video về dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ; cảnh quan rừng A-ma-dôn, các họa động khai thác, bảo vệ rừng A-ma-dôn.

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ; cảnh quan rừng A-ma-dôn, các họa động khai thác, bảo vệ rừng A-ma-dôn (nếu có).

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối cho HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích trí tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- Khu vực Trung và Nam Mỹ có nền văn hoá Mỹ La-tinh vô cùng đặc sắc. Đây cũng là khu vực có nhiều đô thị đông dân trên thế giới.

- Nêu hiểu biết của em về dân cư, xã hội của khu vực Trung và Nam Mỹ.

  1. Sản phẩm học tập:

HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời. HS không nhất thiết phải trả lời đúng.

- HS có sự hứng thú, tò mò với nội dung bài học.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS quan sát một số hình ảnh về văn hóa của các quốc gia Trung và Nam Mỹ:

        

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Theo em, các lễ hội trên là của những quốc gia nào?

+ Em có nhận xét gì về những lễ hội này?

+ Em có biết những nét đặc sắc của văn hóa Mỹ-Latinh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS đưa ra ý kiến của mình.

+ Lễ hội trên là một số lễ hội truyền thống của các quốc gia Mỹ - Latinh.

+ Các lễ hội trên đều rất sôi động, nhiều màu sắc.

+ Mỹ Latinh là một khu vực có nền văn hóa đa dạng, sôi động, tràn ngập sự vui tươi và sắc màu sinh động. Những phong tục truyền thống và văn hóa nơi đây mang đậm chất riêng, khó có thể lẫn vào đâu được.

- HS khác nhận xét, có thể nêu ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khu vực Trung và Nam Mỹ có nền văn hoá Mỹ La-tinh vô cùng đặc sắc. Đây cũng là khu vực có nhiều đô thị đông dân trên thế giới. Rừng mưa nhiệt đới A-ma-dôn – lá phổi xanh của thế giới cũng thuộc khu vực này. Vậy, để tìm hiểu thêm về đặc điểm dân cư, xã hội cũng như những biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn, chúng ta hãy cùng đi vào Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm dân cư, xã hội

  1. Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ
  2. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ.

- Biết sử dụng lược đồ để xác định các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ.

  1. Nội dung:

GV cho HS đọc thông tin trong mục 1a (SGK tr.152) và hình 1 (trang 146)

- HS trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ và cho biết thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ.

  1. Sản phẩm học tậpHS trình bày và ghi được vào vở các luồng nhập cư và chủng tộc của dân cư Trung và Nam Mỹ.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 1 (SGK tr.152) và quan sát bản đồ Hình 1 (SGK tr.146)

- GV yêu cầu HS:

+ Kể tên các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ.

+ Cho biết thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ.

- GV lưu ý cho HS thấy được sự đa dạng chủng tộc, thành phần dân cư đã tạo nên một nền văn hóa Mỹ-Latinh vô cùng độc đáo ở khu vực này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong mục 1 (SGK tr.152) và quan sát bản đồ Hình 1 (SGK tr.146) để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xác định các luồng nhập cư và chủng tộc của dân cư Trung và Nam Mỹ.

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhật xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ.

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

a. Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ

- Các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ:

+ Từ châu Á: Chủng tộc Môn-gô-lô-it cổ.

+ Từ châu Âu: người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

+ Từ châu Phi: Chủng tộc Nê-grô-it.

- Thành phần chủng tộc của Trung và Nam Mỹ:

+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it cổ: người Anh-điêng.

+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: người Âu chủ yếu đến từ Tây Ban Nha, Bổ Đào Nha.

+ Chủng tộc Nê-grô-it: người gốc Phi.

+ Người lai: sự hợp huyết giữa người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.

1b. Vấn đề đô thị hóa

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ.

- Biết sử dụng lược đồ để xác định vị trí các đồ thị lớn ở Trung và Nam Mỹ.

  1. Nội dung:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 1b và quan sát bản đồ Hình 1 (SGK tr.152-153);

- HS trình bày vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ; kể tên và xác định vị trí của các thành phố có từ 10 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mỹ.

  1. Sản phẩm học tậpHS trình bày được vấn đề đô thị hóa và kể tên, xác định được vị trí của các thành phố có từ 10 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mỹ.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 1b và quan sát bản đồ Hình 1 (SGK tr.152-153).

- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Trình bày vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ;

+ Kể tên và xác định vị trí của các thành phố có từ 10 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mỹ.

- GV cung cấp cho HS hình ảnh về sự phát triển các thành phố lớn và những vấn đề xã hội, môi trường (các khu ổ chuột, ô nhiễm môi trường,...) ở Trung và Nam Mỹ để HS thấy được sự tương phản rõ nét giữa sự phát triển của đô thị hoá và những hệ quả đo đô thị hoá quá nhanh, tự phát.

   

Các thành phố lớn

 

 

Người dân phải sống trong những khu ổ chuột

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong mục 1b và khai thác thông tin trong bản đồ Hình 1 (SGK tr.152-153) để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ;

- GV mời một HS khác kể tên và xác định vị trí của các thành phố có từ 10 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mỹ;

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức về vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ.

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

b. Vấn đề đô thị hóa

- Vấn đề đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ:

+ Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ đân đô thị chiếm khoảng 80% số dân (năm 2020).

+ Ở một số nơi, quá trình đô thị hoá mang tính tự phát đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,...

- HS kể tên và xác định được vị trí của các đô thị trên 10 triệu dân trên bản đổ: Mê-hi-cô Xi-ti, Xao Pao-lô, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Li-ma, Bô-gô-ta.

----------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 7 kết nối mới, soạn giáo án địa lí 7 mới kết nối bài Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn, giáo án soạn mới địa lí 7 kết nối

Soạn mới giáo án Địa lí 7 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay