Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực địa lí:
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ (tự nhiên, kinh tế, hành chính) của bốn quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po.
- Các hình ảnh, video về kinh tế-xã hội của các quốc gia trên.
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, video, tư liệu sưu tầm liên quan nền kinh tế các quốc gia châu Á và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về các nền kinh tế lớn và các nền kinh tế mới nổi của châu Á.
- Tạo hứng thú, kích thích sự tò mò của người học.
- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.
- Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể tên một số quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc đang phát triển ở châu Á.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Em hãy kể tên một số quốc gia có nền kinh tế thuộc top đầu châu Á. Theo em, quốc gia nào ở châu Á đang là đất nước có nền kinh tế phát triển nhất?
+ Em có đặc biệt ấn tượng với tốc độ phát triển của quốc gia nào không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đã học cùng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ ý kiến cá nhân.
+ Một số quốc gia có nền kinh tế dẫn đầu châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất.
+ Em đặc biệt ấn tượng với tốc độ phát triển của Việt Nam vì trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của nước ta liên tục tăng mặc dù tình hình dịch bệnh phức tạp, nền kinh tế thế giới đứng trước nhiều thách thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và trình chiếu cho HS một video ngắn đánh giá thứ bậc phát triển kinh tế của các quốc gia châu Á: https://youtu.be/Q2w9RLwxGLA
- GV dẫn dắt vào bài học: Qua video xếp hạng, chúng ta có thể xác định được những “con rồng” trong nền kinh tế châu Á. Vì sao các quốc gia này lại có sự phát triển mạnh mẽ như vậy? Những hoạt động kinh tế chủ chốt của đất nước họ là gì? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu vấn đề này trong bài học hôm nay - Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á.
Hoạt động 1: Chuẩn bị
- Biết sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, số liệu thống kê, biểu đồ, bản đồ của một quốc gia.
- Lựa chọn nội dung tìm hiểu: Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.
+ Trung Quốc.
+ Nhật Bản.
+ Hàn Quốc.
+ Xin-ga-po.
- Sưu tầm thông tin, đữ liệu về nội dung đã lựa chọn: Có thể tìm kiếm thông tin từ:
+ Mạng internet.
+ Sách, báo.
- Chọn lọc, xử lí thông tin.
+ Chọn lọc tư liệu từ các nguồn đã tìm.
+ Xử lí số liệu, tư liệu, hình ảnh.
+ Sắp xếp các thông tin, số liệu,... theo đề cương của báo cáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập (nên thực hiện từ tiết học trước) - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3-4 HS, yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một nền kinh tế để chuẩn bị nội dung báo cáo. - GV gợi ý cho HS một số chủ đề tìm hiểu: 1. Đặc điểm phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. 2. Nhân tố tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. 3. Trình bày về một ngành kinh tế nổi bật ở Hàn Quốc. 4. Đặc điểm nền kinh tế Xin-ga-po. 5. Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế Việt Nam từ các nước Hàn Quốc, Xin-ga-po,Trung Quốc, Nhật Bản. + GV giới thiệu cho HS một số địa chỉ để sưu tầm, khai thác thông tin: các trang web chính thống, uy tín như worldbank.org (Ngân hàng Thế giới), un.org (Liên hợp quốc), fao.org (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê), mofa.gov.vn (Bộ Ngoại giao Việt Nam).... - GV hướng dẫn HS cách khai thác, chọn lọc và xử lí thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thống nhất lựa chọn chủ đề tìm hiểu và lên kế hoạch tìm kiếm thông tin. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm tổng hợp những thông tin đã thu thập được, chọc lọc, xử lí thông tin để viết báo cáo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét về quá trình chuẩn bị của các nhóm. | 1. Chuẩn bị Tư liệu, video, hình ảnh,… HS sưu tầm được liên quan đến chủ đề đã chọn. |
-----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác