Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực địa lí:
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ chính trị châu Á.
- Các hình ảnh, video về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực châu Á.
- Phiếu học tập.
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực châu Á và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về đặc điểm tự nhiên, văn hóa của các khu vực châu Á với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
- Thiên nhiên châu Á phân hoá vô cùng đa dạng. Mỗi khu vực của châu Á lại có cảnh sắc thiên nhiên khác nhau, điều đó tạo nên những nét văn hoá riêng biệt của từng khu vực.
- Châu Á có những khu vực nào? Nêu một số hiểu biết của em về một số khu vực ở
châu Á.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Dựa vào kiến thức đã học ở các bài trước, em hãy kể tên các khu vực ở Châu Á?
+ Hãy nêu một số hiểu biết của em về các khu vực đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đã học cùng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ về các khu vực ở châu Á.
+ Châu Á rộng lớn được chia thành các khu vực: Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Nam Á,…
+ Dân cư thường tập trung đông ở các khu vực: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Ở Bắc Á, khu vực núi cao trung tâm châu Á dân cư thưa thớt.
+ Châu Á là một châu lục có nhiều tài nguyên, khoáng sản, phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.
…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Ở các bài học trước, chúng ta đã biết được những đặc điểm chung của châu Á, nhưng mỗi khu vực lại có những đặc điểm riêng về khí hậu, địa hình, khoáng sản. Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á sẽ giúp chúng ta biết thêm những kiến thức về từng khu vực của châu lục lớn nhất thế giới này.
Hoạt động 1: Bản đồ chính trị châu Á
1a. Dân cư
- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin mục 1 và bản đồ Hình 1 (SGK tr.118-119) hoặc Bản đồ chính trị châu Á treo tường và yêu cầu HS xác định các khu vực của châu Á trên bản đồ. - GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để giới thiệu cho HS những nét chính về các khu vực của châu Á. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 và bản đồ, xác định các khu vực của châu Á trên bản đồ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS lên bảng xác định vị trí các khu vực của châu Á trên bản đồ. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các khu vực trên bản đồ chính trị châu Á. | 1. Bản đồ chính trị châu Á - Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau. - Trên bản đồ, châu Á được phân chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. - Trình độ phát triển ở châu Á rất khác nhau, nhưng chủ yếu là các nước đang phát triển. |
----------------------Còn tiếp----------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác