Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực địa lí:
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ tự nhiên châu Mỹ
- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ.
- Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh về thiên nhiên ở Trung và Nam Mỹ.
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến tự nhiên Trung và Nam Mỹ (nếu có).
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối cho HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích trí tò mò của người học.
- Khu vực Trung và Nam Mỹ gồm Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ. Đây là khu vực có thiên nhiên đa dạng.
- Hãy nêu một số hiểu biết của em về khu vực Trung và Nam Mỹ.
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời. HS không nhất thiết phải trả lời đúng.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát bản đồ châu Mỹ và đặt câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Khu vực Trung và Nam Mỹ trải dài từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào?
+ Em biết những quốc gia nào thuộc khu vực Trung và Nam Mỹ?
+ Theo em, những quốc gia đó có khí hậu như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS đưa ra ý kiến của mình.
+ Khu vực Trung và Nam Mỹ trải dài từ khoảng vỹ tuyến 15 độ B đến vùng cực Nam.
+ Một số quốc gia thuộc khu vực Trung và Nam Mỹ: Mê-hi-cô, Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Ecuador,…
+ Các quốc gia như Colombia, Mê-hi-cô, Brasil,…có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- HS khác nhận xét, có thể nêu ý kiến khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khu vực Trung và Nam Mỹ gồm Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ. Đây là khu vực có thiên nhiên đa dạng với khu rừng nhiệt đới A-ma-zôn rộng lớn nhất thế giới. Để biết thêm những kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài hôm nay - Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ.
Hoạt động 1: Sự phân hóa theo chiều bắc – nam
- Trình bày được sự phân hoá tự nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ.
- Biết sử dụng bản đồ để xác định vị trí của các đới thiên nhiên.
- GV cho HS đọc thông tin trong mục mục 1 (SGK tr.149) và quan sát bản đồ Hình 2 (SGK tr.150);
- HS trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 1 (SGK tr.149) và quan sát bản đồ Hình 2 (SGK tr.150) (hoặc bản đồ treo tường). - GV gọi một số HS kể tên và xác định vị trí các đới và kiểu khí hậu trên bản đồ. - GV cho HS làm việc theo cặp, tìm hiểu về sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc – nam. (Nêu đặc điểm của các đới khí hậu.) - Để mở rộng kiến thức, GV cho HS đọc phần “Em có biết” về hoang mạc A-ta-ca-ma (SGK tr.149) - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về thiên nhiên Trung và Nam Mỹ:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong mục 1 (SGK tr.149) và quan sát bản đồ Hình 2 (SGK tr.150) (hoặc bản đồ treo tường) để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS xác định và nêu đặc điểm của các đới khí hậu khu vực Trung và Nam Mỹ. - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhật xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về sự phân hóa tự nhiên theo chiều Bắc – Nam. | 1. Sự phân hóa theo chiều bắc – nam Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ được thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan.
- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên điện rộng. - Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, hệ thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới. - Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. Cảnh quan thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc. - Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ấm. Cảnh quan điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng (nơi mưa nhiều); bán hoang mạc và hoang mạc (nơi mưa ít). - Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
|
------------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác