Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Gợi ý:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS theo dõi và nghe bài hát “Giấc mơ thần tiên” – Miu Lê và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=RHAvrJed1I8&t=85s
+ Bài hát trên nói về chủ đề gì?
+ Em có cảm nhận khi nghe bài hát?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề bài hát: Tuổi học sinh hồn nhiên, vô tư và có những quãng thời gian vui vẻ bên cạnh bạn bè, thầy cô.
+ Cảm nhận: Em thấy tuổi học trò là độ tuổi thật nhiều mộng mơ và đáng nhớ. Mỗi HS nên tự tin, tích cực đón nhận những niềm vui và trân trọng quãng thời gian này.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.14 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.13:
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 2?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề 2 giúp chúng ta nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và điều chỉnh bản thân một cách hợp lí để thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống:
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Hình ảnh các bạn học sinh đang biểu diễn cuộc thi nhảy dân vũ trong Ngày hội tự hào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống ngày càng mở rộng và luôn mang đến nhiều sự thay đổi mới mẻ. Mỗi cá nhân càng cần hiểu bản thân, phát triển bản thân và tự tin về bản thân để dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống. Khi em tự tin và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi, em sẽ đạt được mục tiêu của mình. Để khám phá về bản thân, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi.
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt: - GV trao đổi với cả lớp: + Chúng ta hãy nhìn gương mặt của các bạn lớp mình, có ai giống ai không? + Kể cả hai anh em hay chị em sinh đôi, chúng ta xem họ có thực sự giống nhau một trăm phần trăm không? - GV yêu cầu HS kể một số kiểu khuôn mặt (như: tròn, vuông chữ điền, trái xoan, gầy xương, bầu bĩnh...) và hỏi ai thuộc gương mặt nào. - GV tiếp tục dẫn dắt đến xác định những bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng, lông mày... - GV có thể mở rộng quan niệm về gương mặt đẹp được thay đổi theo lịch sử. Một người có thể thay đổi gương mặt theo thời gian. - GV đưa ra câu hỏi: Người ta ứng dụng đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt vào những việc gì trong thời đại công nghệ? * Dáng hình: - GV yêu cầu HS mô tả dáng hình của mình, của bạn bằng những tính từ. * Giọng nói: - GV yêu cầu HS đặc tả chỉ giọng nói của mỗi người. - GV tổ chức trò chơi “Đoán xem giọng ai?” và nêu ra luật chơi: Cả lớp nhắm mắt, GV bí mật mời một HS lên bảng hát hoặc đọc một câu thơ,...; sau đó, nhẹ nhàng về chỗ. Cả lớp đoán xem đó là giọng ai? * Tính cách: - GV giải thích cho HS về 4 kiểu khí chất được thể hiện trong tính cách của cá nhân: + Nóng nảy: dễ cáu, nói to, hành động nhanh, mạnh, kiên quyết.... + Linh hoạt: hãng hái, tháo vát, lạc quan, vui vẻ, cởi mở, dễ quen, dễ thích nghi,... + Điểm tĩnh: chín chắn, ít cởi mở, bình tĩnh, ngăn nắp.. + Ưu tư: nhạy cảm, đa sầu đa cảm, ít cởi mở, hay bị quan, lo lắng.... - GV khảo sát HS cả lớp xem ai thấy mình có biểu hiện nhiều hơn ở loại khí chất nào. * Năng lực: - GV yêu cầu HS nêu năng lực nổi trội của mình. - GV mời một vài HS có năng lực riêng biệt trình diễn trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi của GV. - HS tích cực tham gia trò chơi “Đoán xem giọng ai?” - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổng hợp đáp án, câu trả lời của HS và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phỏng vấn 5-6 HS: Em hãy nêu lí do vì sao các em tự tin hoặc chưa tự tin? - GV hướng dẫn HS rút ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến sự tự tin của các bạn, điểm giống nhau và khác nhau dẫn đến sự tự tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 5-6 HS trả lời câu hỏi phỏng vấn nhanh. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết những nét riêng nào tạo nên sự tự tin ở mỗi cá nhân và những việc nên làm để giữ gìn những nét riêng tích cực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, vận dùng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm HS chia sẻ với cả lớp: Gợi ý: + Tớ khá tự tin với năng lực hùng biện của mình. + Còn tớ thì tự tin khi tham gia cuộc thi hiểu biết về địa lí thế giới. + Tớ tự tin vào khả năng nói tiếng Anh của bản thân. + Tớ tự tin khi hát trước đám đông. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin a. Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân * Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt: - Những đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng là yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt và đặc trưng. - Người ta ứng dụng đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt để thay chức năng chìa khóa, thay chức năng mã khóa;... trong thời đại công nghệ. - Mỗi chúng ta là riêng biệt, không lặp lại, là duy nhất. Hãy tự hào và yêu quý nét đặc trưng của mình. * Dáng hình: Dáng hình được mô tả bằng tính từ: - Cao to - Gầy - Thấp bé - Cân đối - Mập - ... * Giọng nói: - Giọng nói của mỗi người: + Ấm áp + Nhỏ nhẹ + Lanh lảnh + Vang + To + Khàn khàn + ... - Giọng nói giữa cá nhân là khác nhau. Luyện giọng sẽ làm cho giọng nói trở nên tốt hơn. * Tính cách: Trong 4 nhóm khí chất, khí chất linh hoạt có ưu thế hơn hẳn. Những khí chất còn lại có điểm mạnh và có cả điểm yếu. HS cần rèn luyện để hạn chế những nhược điểm của khí chất mang lại. * Năng lực: Năng lực của mỗi người là khác nhau. Và trong mỗi người cũng có những năng lực khác nhau nhưng chỉ khác nhau ở mức độ nổi trội của mỗi năng lực.
b. Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người Nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người: - Những giá trị cá nhân mang lại cho bản thân, người khác bằng chính năng lực của mình. - Những phẩm chất của cá nhân phù hợp với các chuẩn mực xã hội, được mọi người noi theo. - Vẻ đẹp ngoại hình. - ...
c. Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em Mỗi người có nét riêng về ngoại hình cũng như năng lực, tính cách; chính nét riêng này tạo nên sự khác biệt của em,...
|
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG MỞ RỘNG
Hoạt động 2: Thể hiện sự tự tin của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân theo các cách khác nhau Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Em tự hào nhất về đặc điểm riêng nào của mình trong bảng liệt kê sau:
- GV hỏi thêm: Ngoài những đặc điểm này, các em tự hào về điều gì ở mình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 2: Thảo luận về những việc làm giúp M trở nên tự tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc trường hợp SHS tr.16 và trả lời câu hỏi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 nhóm nêu các việc làm giúp M trở nên tự tin: Những việc làm giúp M trở nên tự tin: + M tham gia nhiều hoạt động khác nhau => M nhận ra mình biết cách làm cho các bạn vui vẻ và có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn. + M tập trung học tập hơn => tiến bộ -> M đã có những bước tiến lớn trong việc tìm kiếm giá trị bản thân và đã đạt được thành công, điều này đã giúp M trở nên tự tin hơn. - Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về cách làm của các nhóm, tiết mục, phần thể hiện của từng bạn HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 3: Trao đổi về cách em rèn luyện để trở nên tự tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời cả lớp thự hiện yêu cầu: Tất cả HS đứng lên , gặp gỡ, chào hỏi các bạn trong lớp: hãy bắt tay, chào bạn và nhìn thẳng vào bạn với ánh mắt tự tin. GV gia hạn thời gian cho hoạt động này là 2 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ điều gì giúp mình trở nên tự tin. - GV nhấn mạnh: Sự tự tin được xây dựng trên những suy nghĩ tích cực và việc làm tích cực cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 4: Chia sẻ cảm xúc của em khi thấy mình tự tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo cáo kết quả rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày. Gợi ý: + Liệt kê những trường hợp em thể hiện sự tự tin; + Thuận lợi và khó khăn khi em rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày; + Bài học rút ra trong quá trình em rèn luyện sự tự tin; + Kết quả đạt được khi em thể hiện sự tự tin; + Cảm xúc của em sau khi thể hiện sự tự tin; + ... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Thể hiện sự tự tin của bản thân a. Thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân theo các cách khác nhau Một số đặc điểm riêng khác của bản thân khiến em tự tin: - Luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với mình. - Can đảm, sẵn sàng thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân. - Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện. - Tránh tiếp nhận thông tin (hoặc thận trọng với những ai) làm mất đi sự tự tin của mình. - ...
b. Thảo luận về những việc làm giúp M trở nên tự tin Tự tin về bản thân giúp chúng ta phát triển bản thân và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống.
c. Trao đổi về cách em rèn luyện để trở nên tự tin Một số cách em rèn luyện để trở nên tự tin: - Thử sức với những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân. - Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện. - Hành động một cách dứt khoát, không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi. - Can đảm, sẵn sàng thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân. - Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện. - Tránh tiếp nhận thông tin hoặc thận trọng với những ai làm mất sự tự tin của mình. - ...
d. Chia sẻ cảm xúc của em khi thấy mình tự tin - Thường xuyên rèn luyện sự tự tin sẽ giúp bản thân được thoải mái và có suy nghĩ tích cực. - Được mọi người tôn trọng và yêu quý. |
Hoạt động 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những cách để mình có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Phân tích tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu các nhóm đọc Tình huống 1, 2 trong SHS tr.17 để thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các nhân vật trong Tình huống 1. + Nhóm 3, 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các nhân vật trong Tình huống 2. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: Tình huống 1: + T có thái độ khá quyết liệt và thẳng thắn, những cách tiếp cận của T có thể gây ra sự bất mãn và khó chịu cho một số người trong nhóm. + Việc chỉ ra nhược điểm của người khác không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả để giúp họ tiến bộ. Điều này có thể làm cho mối quan hệ giữa T và những người được chỉ ra nhược điểm trở nên căng thẳng và khó khăn hơn trong việc làm việc với nhau trong tương lai. + Nếu T muốn giúp đỡ các bạn khác tiến bộ, có thể đề xuất một phương pháp khác để thúc đẩy sự phát triển của họ một cách tích cực hơn. Tình huống 2: + Mặc dù X có thái độ dịu dàng và không muốn làm mất lòng ai, nhưng việc không đưa ra ý kiến trong các tranh luận có thể khiến X bị coi là không đủ quyết đoán và có thể không được tin tưởng trong nhóm. + Nếu X luôn tránh tranh luận và không đưa ra ý kiến của mình, có thể làm cho các bạn khác không biết X nghĩ gì và sẽ không thể đưa ra quyết định hoặc làm việc hiệu quả. + X nên học cách giao tiếp và thể hiện ý kiến của mình một cách tế nhị và khéo léo, đồng thời lắng nghe và đồng cảm với các bạn khác để tạo ra mối quan hệ tốt hơn trong nhóm. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 2 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những cách để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới.
| 3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân a. Thảo luận cách nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Những cách để mình có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: - Tham gia các hoạt động khác nhau để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Lắng nghe ý kiến nhận xét của mọi người xung quanh về mình. - ...
b. Phân tích tình huống - Có những ưu điểm nếu không thể hiện đúng lúc, đúng chỗ cũng trở thành nhược điểm. - HS cần phải sớm thực hiện để phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
c. Chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của em * Điểm mạnh: Điểm mạnh về năng lực thực hiện nhiệm vụ trong các điều kiện khác nhau: - Hoàn thành nhiệm vụ được giao với điều kiện khác nhau (hoàn thành hoặc hoàn thành xuất sắc ). - Sáng tạo, linh hoạt trong giải quyết vấn đề. - ... Điểm mạnh về năng lực ứng xử - Hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội, được đa số thừa nhận là tích cực và phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, không gian, thời gian. - Hành vi ứng xử để lại cảm xúc tích cực cho mọi người cùng tham gia tình huống. - Hành vi ứng xử mang lại kết quả tích cực cho sự việc liên quan. - Hành vi ứng xử mang lại hiệu quả trong nhiều trường hợp tương tự. - ... * Điểm yếu: - Khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian chưa tốt. - Đôi khi em có xu hướng lơ là, lười biếng và không chú ý đến thời gian hoặc những việc cần làm. - ... Cách phát huy điểm mạnh: + Tiếp tục thực hiện những hành vi tích cực + Tự thưởng cho bản thân mỗi khi làm tốt. Cách khắc phục điểm yếu: + Chia nhỏ nhiệm vụ để mình có thể hoàn thành và trở nên có trách nhiệm. + Rèn luyện thành thói quen không phản ứng tức thì khi đang tức giận. + ... -> Kết luận: Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, chúng ta cần rèn luyện để hoàn thiện dần bản thân mình và luôn tôn trọng sự khác biệt; tránh kì thị, phân biệt. |
Hoạt động 4: Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định những điều có thể thay đổi ở bản thân em và những thuận lợi, khó khăn khi thay đổi những điều đó Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Sự thay đổi của bản thân - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những thay đổi của bản thân trong giai đoạn tuổi dậy thì. - GV phỏng vấn cá lớp: Em hãy nêu những môi trường giao tiếp mà em đã tham gia? - GV đặt câu hỏi: Môi trường giao tiếp nào dễ hơn/ khó hơn đối với em? Vì sao? * Sự thay đổi của môi trường tự nhiên - GV phỏng vấn HS: Em hãy cho biết bản thân thay đổi như thế nào khi điều kiện môi trường tự nhiên thay đổi? - GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các đội trình bày câu trả lời và tổng hợp ý kiến: Sự thay đổi của bản thân: + Thay đổi về năng lực, kĩ năng, thái độ, quan điểm,... + Thay đổi về môi trường học tập, giao tiếp,... + ... - GV tổng hợp môi trường giao tiếp của HS (bảng đính kèm phía dưới hoạt động). Sự thay đổi của môi trường tự nhiên: + Thay đổi thời tiết + Thay đổi khí hậu + ... - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Giải thích tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi? - GV đưa ra kết luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Thảo luận cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu những cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. - GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy phân biệt phong cách ngôn ngữ trong các môi trường giao tiếp khác nhau. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: Sự khác biệt trong hành vi giao tiếp ở các môi trường khác nhau:
| 4. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi a. Xác định những điều có thể thay đổi ở bản thân em và những thuận lợi, khó khăn khi thay đổi những điều đó Kết luận: * Sự thay đổi của bản thân Do tác động của nhiều yếu tố trong cuộc sống, chúng ta luôn có sự thay đổi trạng thái cảm xúc khác nhau và môi trường sống của chúng ta cũng luôn thay đổi. Vì vậy, chúng ta cần phải biết điều chỉnh bản thân để phù hợp và thích ứng với sự thay đổi. * Sự thay đổi của môi trường tự nhiên - HS nên rèn luyện sức khỏe, tập thể dục,... để có thể thích ứng với sự thay đổi.
b. Giải thích tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi Lí do mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi: - Sự thay đổi là quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng. - Thích ứng với sự thay đổi để hòa nhập và phát triển. - ...
c. Thảo luận cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi Các cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi: - Chuẩn bị tâm thế trước sự thay đổi. - Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực. - Kiểm soát cảm xúc để ứng xử hợp lí với sự thay đổi. - Điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp với đối tượng. - Rèn luyện sức khỏe để thích ứng với môi trường tự nhiên luôn thay đổi. - ...
|
------------------Còn tiếp--------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác