Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 8: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp

Soạn mới Giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 8: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8: HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được sự hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.
  • Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn.
  • Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.
  • Đề xuất được giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.
  • Đánh giá được thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề.
  • Tự chủ và tự học.
  • Định hướng nghề nghiệp, thiết kế.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Trung thực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy A0, tập giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Tham gia các hoạt động của ngày hội hướng nghiệp, tuyển sinh.
  • Giao lưu với chuyên gia hướng nghiệp.
  • Chia sẻ kế hoạch phát triển hứng thú, sở trường của bản thân liên quan đến nghề nghiệp.
  • Tham vấn ý kiến của bạn bè để định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân tốt hơn.
  • ...

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua trò chơi giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị giấy màu cho HS và yêu cầu: Xác định 2-3 nghề thuộc nhóm nghề mình yêu thích và xác định cơ sở đào tạo ở trình độ: trung cấp, cao đẳng, đại học phù hợp với từng nghề.

- GV dẫn dắt vào phần định hướng nội dung và đặt câu hỏi: Tìm hiểu chương trình đào tạo phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân; xác định những năng lực, phẩm chất cần rèn luyện và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp, khả thi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SGK tr.65 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.64:

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 8?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 8 giúp chúng ta có nhận thức về việc học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp:

  • Nhận diện được sự hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.
  • Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn.
  • Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.
  • Đề xuất được giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.
  • Đánh giá được thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang thực hành làm hướng dẫn viên du lịch, quảng bá du lịch, địa điểm tới du khách nước ngoài.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp có vai trò với mỗi học sinh trung học phổ thông, giúp các em xây dựng và thực hiện được kế hoạch học tập, rèn luyện và phát triển sở trường liên quan đến nghề nghiệp lựa chọn trong tương lai. Để biết được định hướng nghề nghiệp của bản thân rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 8: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Nhận diện hứng thú, sở trường đối với nghề nghiệp trong tương lai

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định hứng thú, sở trường của bản thân đối với những nghề nghiệp trong tương lai.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS xác định hứng thú, sở trường của bản thân đối với những nghề nghiệp trong tương lai.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận diện hứng thú nghề nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kết quả ở hoạt động giới thiệu và định hướng nội dung, hướng dẫn HS: Xác định mức độ hứng thú đối với các nghề trong nhóm nghề đã xác định theo 3 mức độ:

(1): rất thích

(2): bình thường

(3): không thích

- GV tổ chức trò chơi Bingo theo nhóm để xác định hứng thú nghề nghiệp của các thành viên:

+ Mỗi nhóm từ 4-6 HS.

+ Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ mức độ hứng thú với nghề yêu thích với thành viên trong nhóm.

+ Nhóm sẽ hoàn thành bảng thống kê sau:

STT

Tên thành viên

Nghề yêu thích

Mức độ hứng thú

1

2

3

1

...

....

 

 

 

2

...

...

 

 

 

...

...

...

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để thảo luận theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả làm việc trên bảng hoặc giấy A0.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Nhận diện hứng thú, sở trường đối với nghề nghiệp trong tương lai

a. Nhận diện hứng thú nghề nghiệp

- Thích thú khi được tìm hiểu về nghề

- Mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nghề đang hướng đến

- Có cảm xúc với nghề này trong thời gian dài

- ...

Nhiệm vụ 2: Chỉ ra sở trường của bản thân đối với nghề nghiệp trong tương lai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm cây sở trường để HS xác định những sở trường của bản thân có phù hợp với nghề mình mong muốn hay không.

Gợi ý:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi về sở trường của bản thân và xác định sở trường của mình có phù hợp với nghề nghiệp mong muốn trong tương lai không.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự xác định những sở trường của bản thân, trao đổi theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS:

+ Mỗi nghề/ nhóm nghề đều có những đặc trưng, đòi hỏi những yêu cầu nhất định.

+ Sở trường phù hợp với nhóm nghề là nền tảng để có thể theo đuổi nghề mong muốn.

+ Bản thân mỗi HS, ngoài sở trường còn cần phải rèn luyện: sức khỏe, tinh thần trách nhiệm, sự chăm chỉ, cẩn thận,...

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Chỉ ra sở trường của bản thân đối với nghề nghiệp trong tương lai

Mỗi người có sở trường, thế mạnh riêng. Đó là nền tảng để chúng ta xác định nghề nghiệp trong tương lai.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ sở trường và hứng thú nghề nghiệp của em với các bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tranh luận về chủ đề: Hứng thú và sở trường phải có sự thống nhất.

- GV chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1, 3: thảo luận, đưa ra những minh chứng bảo vệ quan điểm hứng thú và sở trường cần có sự thống nhất.

+ Nhóm 2, 4: thảo luận, đưa ra những minh chứng bảo vệ quan điểm hứng thú và sở trường không nhất thiết phải có sự thống nhất với nhau.

- GV hướng dẫn theo nhóm HS:

+ Nhóm 1, 3:

·      Đưa ra quan điểm về sự phù hợp, thống nhất giữa hứng thú và sở trường sẽ tạo ra động cơ, nuôi dưỡng đam mê, sáng tạo trong công việc, góp phần tạo nền tảng vững chắc, thành công khi hướng tới nghề yêu thích.

·      Đưa ra những minh chứng cho lập luận của nhóm thông qua việc phân tích các ví dụ (có sở trường viết lách và muốn trở thành nhà báo,...).

+ Nhóm 2, 4:

·      Đưa ra quan điểm thông qua phân tích các ví dụ về việc có sở trường nhưng không hứng thú với nghề  hoặc hứng thú với nghề nhưng không có sở trường.

·      Thảo luận và đưa ra những minh chứng để bảo vệ quan điểm nếu có sở trường mà thiếu hứng thú ban đầu nhưng với năng lực sẵn có sẽ tạo ra những thành công, động lực cho hoạt động tiếp theo; hay có hứng thú mà thiếu sở trường thì đam mê cùng với sự rèn luyện cũng giúp cho các cá nhân thành công.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ sở trường và hứng thú nghề nghiệp của em với các bạn

- Nếu sở trường và hứng thú có sự thống nhất thì đó chính là nền tảng để nuôi dưỡng tình yêu với nghề mong muốn. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để có thể theo đuổi và phát triển nghề mong muốn phù hợp trong tương lai.

- Việc sở trường và hứng thú không có sự thống nhất cũng là một thực tế thường thấy, điều này cũng gây nên một số khó khăn như: mất tập trung, mất thời gian, hạn chế phát huy được những tiêm năng của bản thân,...

Hoạt động 2: Xác định các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được những cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS xác định hứng thú, sở trường của bản thân đối với những nghề nghiệp trong tương lai.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc học tập hướng nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Sổ tay trường đào tạo theo 6 nhóm nghề cơ bản.

- GV chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với 6 nghề:

+ Nhóm 1: Nhóm nghề thực tế/ kĩ thuật

+ Nhóm 2: Nhóm nghề nghiên cứu.

+ Nhóm 3: Nhóm nghề nghệ thuật.

+ Nhóm 4: Nhóm nghề xã hội.

+ Nhóm 5: Nhóm nghề quản lí, tổ chức.

+ Nhóm 6: Nhóm nghề hành chính, dịch vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để thảo luận theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả làm việc trên bảng hoặc giấy A0.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Xác định các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

a. Xác định cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc học tập hướng nghiệp

- Xác định nhóm ngành đào tạo liên quan đến nhóm nghề, nghề lựa chọn.

- Xác định nhóm ngành đào tạo có thể lựa chọn dựa trên các môn học đang học tập.

- Xác định trường đào tạo nghề có nhóm ngành đào tạo liên quan đến nhóm nghề, nghề lựa chọn và các môn học lựa chọn.

 

Nhiệm vụ 2: Xác định những thông tin cần thu thập về các trường đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tiếp tục hoàn thành phần II – Những điều cụ thể cần thiết của cuốn Sổ tay với những thông tin cần thiết về các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ mà GV giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Xác định những thông tin cần thu thập về các trường đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

- Tên trường và danh mục các chương trình đào tạo của trường liên quan đến nghề mình lựa chọn.

- Trình độ đào tạo của các chương trình đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp; tương ứng với hệ đào tạo chính quy hay liên thông.

- Chương trình đào tạo quan tâm thuộc định hướng nghiên cứu hay định hướng thực hành,... với mức học phí tương ứng.

- Điều kiện và kết quả tuyển sinh trong những năm gần đây của các trường có ngành nghề đào tạo mà mình muốn lựa chọn.

- Điều kiện học tập và sinh hoạt của các trường có ngành nghề đào tạo mà mình muốn lựa chọn.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ sở trường và hứng thú nghề nghiệp của em với các bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem clip giới thiệu về một trường.

https://www.youtube.com/watch?v=gflEZozgCeI&t=23s

- GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành phần II – Cách tìm kiếm thông tin về trường dựa vào các gợi ý trong SGK tr.68.

- GV hướng dẫn HS triển khai những cách tìm kiếm thông tin cụ thể đối với từng nhóm nghề khác nhau.

Gợi ý:

NGUỒN THU NHẬP THÔNG TIN VỀ CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHÓM NGHỀ

Trang web

Link các trang web

Fanpage

Link Fanpage cụ thể

Bài báo, tạp chí khoa học chuyên ngành

Link bài báo...

Số điện thoại liên hệ

Số hotline

Số điện thoại các phòng, ban liên quan

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ sở trường và hứng thú nghề nghiệp của em với các bạn

- Trang web, fanpage,... của các cơ sở đào tạo có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

- Qua báo, tạp chí khoa học chuyên ngành

- Trao đổi qua điện thoại hoặc trực tiếp với phòng chức năng của các cơ sở đào tạo có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

 

Nhiệm vụ 4: Chia sẻ kết quả tìm hiểu thông tin về các trường đào tạo liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia Ngày hội hướng nghiệp.

- GV chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với 6 nhóm nghề.

- GV gợi ý thông tin cần giới thiệu cho HS:

+ Giới thiệu thông tin cá nhân: Họ và tên, đến từ trường đào tạo nào, chức vụ,...

+ Tên trường đào tạo.

+ Các chương trình đào tạo của trường.

+ Các chính sách liên quan: học bổng, các chương trình học liên thông,...

+ Những hình ảnh giới thiệu trường đào tạo: khuôn viên, giảng đường, hình ảnh sinh viên của trường sinh hoạt, học tập,...

+ Cách thức tìm kiếm thông tin về trường.

- GV hướng dẫn các nhóm HS tổ chức Ngày hội hướng nghiệp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS đóng vai trưởng phòng đào tạo tham gia ngày hội hướng nghiệp để tư vấn và tổ chức Ngày hội hướng nghiệp.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS, lưu ý:

+ Mỗi trường đào tạo sẽ có những yêu cầu tuyển sinh khác nhau, các em cần lưu ý tìm hiểu kĩ để chuẩn bị kế hoạch học tập phù hợp.

+ Sau khi tìm hiểu thực tế, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích, hiểu hơn về quy mô, yêu cầu của ngành nghề, cần rèn luyện những phẩm chất, năng lượng của bản thân phù hợp với nghề mong muốn.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

d. Chia sẻ kết quả tìm hiểu thông tin về các trường đào tạo liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân

Càng có nhiều thông tin về các cơ sở đào tạo ngành, nghề giúp các em lựa chọn được các trường phù hợp với dự định nghề nghiệp và năng lực học tập của bản thân.

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Tham vấn thầy cô, gia đình, bạn bè về định hướng nghề nghiệp

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được người tham vấn phù hợp và biết cách chia sẻ, lắng nghe ý kiến của những người tham vấn.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS xác định được người tham vấn phù hợp và biết cách chia sẻ, lắng nghe ý kiến của những người tham vấn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận nội dung cần thực hiện theo các bước khi tham vấn thầy cô, gia đình và các bạn về định hướng nghề nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra tình huống thảo luận xin ý kiến tham vấn.

Tình huống: M rất thích những nhóm nghề liên quan đến hành chính, dịch vụ nhưng M lại chưa biết cách quản trị thời gian, chưa biết cách xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả và kĩ năng giao tiếp chưa tốt.

- GV hướng dẫn các nhóm xây dựng quy trình tham vấn thầy cô, bạn bè về định hướng nghề nghiệp dựa trên gợi ý các bước trang 69 SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Tham vấn thầy cô, gia đình, bạn bè về định hướng nghề nghiệp

a. Thảo luận nội dung cần thực hiện theo các bước khi tham vấn thầy cô, gia đình và các bạn về định hướng nghề nghiệp

Bước 1: Chia sẻ thông tin cần được tham vấn.

- Cung cấp thông tin của nhóm nghề, nghề lựa chọn; của ngành đào tạo.

- Trình bày những khó khăn, thuận lợi của bản thân đối với việc đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh, các yêu cầu của nghề.

Bước 2: Lắng nghe, phản hồi ý kiến của thầy có, gia đình, người thân.

- Tư thế ngồi và mặt hướng về người xin tham vấn

- Nhắc lại câu hỏi, câu trả lời của người tham vấn để thể hiện sự ghi nhận và hiểu rõ hơn thông tin

Bước 3: Đánh giá mức độ phù hợp giữa mong muốn của bản thân với năng lực, phẩm chất của bản thân.

- Nếu có sự phù hợp, hãy chỉ ra sự phù hợp và thuyết phục người thân về sự lựa chọn của mình,...

- Nếu không có sự phù hợp thì cần xem xét, cân nhắc các gợi ý mà người thân đã tham vấn,...

Bước 4: Tiếp tục xin tham vấn thầy cô, bố mẹ và các bạn những việc làm, rèn luyện tiếp theo,...

- Chủ động chia sẻ những việc để có thể rèn luyện tiếp theo.

- Chia sẻ kế hoạch rèn luyện tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Đóng vai nhân vật cần tham vấn trong tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng 1 nhiệm vụ) và yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK tr.70 để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc tình huống 1 và trả lời câu hỏi: Nếu là B, em sẽ xin tham vấn những gì từ có giáo chủ nhiệm?

+ Nhóm 3, 4: Đọc tình huống 2 và trả lời câu hỏi: Nếu là P, em sẽ xin tham vấn từ bố mẹ thế nào?

+ Nhóm 5, 6: Đọc tình huống 3 và trả lời câu hỏi: Nếu là D, em sẽ xin tham vấn những gì từ những anh chị này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát HS và hỗ trợ (khi cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

+ Tình huống 1: B nên đến gặp giáo viên chủ nhiệm của mình để xin tham vấn về các

trường đào tạo phù hợp với hứng thú, sở trường của bản thân, nhờ thầy cô tư vấn,

phân tích để có sự lựa chọn phù hợp.

+ Tình huống 2: P nên thuyết phục bố mẹ bằng cách chỉ ra điểm mạnh của trường mong muốn, những cơ hội việc làm, kế hoạch học tập và cam kết đạt được mục tiêu.

+ Tình huống 3: D nên xin tham vấn những anh chị lớp trên thông tin về các trường đào tạo có ngành nghề yêu thích, cách xin học bổng, cách tìm kiếm thông tin cụ thể về các trường....

- Các HS khác lắng nghe, quan sát và đánh giá.

- GV mời HS khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Đóng vai nhân vật cần tham vấn trong tình huống

Khi xin tham vấn thầy cô, người thân, bạn bè,... thì HS cần:

Chủ động chia sẻ mong muốn, thắc mắc của bản thân liên quan đến nghề nghiệp.

- Hiểu rõ sở trường của bản thân, những thông tin về trường đào tạo để mọi người hiểu tại sao mình có mong muốn như vậy.

- Biết lắng nghe, lựa chọn và tiếp thu ý kiến từ thầy cô, gia đình và bạn bè.

- Lịch sử, tôn trọng khi vào vai nhân vật.

Nhiệm vụ 3: Thực hiện tham vẫn ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về định hướng nghề nghiệp của bản thân và chia sẻ kết quả tham vấn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS cách tham vấn ý kiến:

+ Từng thành viên trong nhóm liệt kê những vấn đề gặp phải cần tham vấn.

+ Nhóm thảo luận, lựa chọn người tham vẫn từng vấn đề gặp phải của nhóm.

+ Nhóm phân công nhiệm vụ và thực hành đóng vai.

- HS khi tổ GV lưu ý chức đóng vai:

+ Lựa chọn người tham vấn phù hợp (thấy cô, người thân, anh chị khoá trước, bạn bè,...).

+ Chuẩn bị những câu hỏi muốn được giải đáp liên quan đến trường đào tạo.

+ Chuẩn bị số tay ghi chép lại nội dung của buổi tham vấn hoặc ghi âm/ quay video với những buổi tham vấn trực tuyến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi, tham vấn ý kiến theo GV hướng dẫn.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS đóng vai tham vấn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Thực hiện tham vẫn ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về định hướng nghề nghiệp của bản thân và chia sẻ kết quả tham vấn

HS xác định được hứng thú cũng như năng lực của bản thân, luôn lắng nghe những ý kiến từ người tham vấn và thể hiện tinh thần học hỏi, lịch sự và tôn trọng người tham vấn.

Hoạt động 4: Đề xuất giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp

  1. Mục tiêu: Giúp HS đề xuất được những giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp phù hợp với kế hoạch tương lai của bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS đề xuất được những giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp phù hợp với kế hoạch tương lai của bản thân.
Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 8: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) mới, soạn giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) bài Chủ đề 8: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp, giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1)

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay