Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Gợi ý:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video và hát bài hát truyền thống của nhà trường, sau đó nêu câu hỏi:
Em có suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của bài hát trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra suy nghĩ.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:
Bài hát truyền thống của nhà trường là một nét đẹp của mỗi trường học. Bài hát giúp HS biết xây dựng, thực hiện và có ý thức gìn giữ truyền thống của nhà trường. Mỗi HS sẽ cảm thấy tự hào và yêu quý mái trường thân thương nơi mình gắn bó hơn.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề:
Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường là trách nhiệm của mỗi HS. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và tham gia thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường như: biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn, kiểm soát các mối quan hệ với các bạn ở trường cũng như qua mạng xã hội; hợp tác thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường; tham gia các hoạt động giáo dục do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, thực hiện truyền thông về truyền thống nhà trường.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.23 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.22:
- GV đặt câu hỏi: Bức tranh chủ đề nói lên những việc làm, hoạt động gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của nhà trường?
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:
Mô tả bức tranh chủ đề: Bức tranh có 3 HS đang thực hiện những việc làm ý nghĩa, tích cực trong nhà trường. Hai bạn HS đang lau dọn những huy chương, bằng khen của trường, nữ HS còn lại đang thực hiện nhiệm vụ đọc thông báo, thu âm radio hằng tuần.
Đây là những việc làm thể hiện trách nhiệm của HS trong hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Xây dựng và phát triển nhà trường không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên và các nhà quản lí giáo dịch mà còn là nhiệm vụ chung cho tất cả các thành viên trong nhà trường, trong đó có học sinh. Dù ở thời kì nào, các em cũng là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường. Để biết cách thực hiện góp phần xây dựng và phát triển nhà trường như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 3: Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.
(HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM)
Hoạt động 1: Xác định những việc làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những việc cần làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hỏi đáp nhanh với cả lớp: Em hãy nêu những việc cần làm để góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. Gợi ý: + Xây dựng môi trường học tập tích cực. + Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp. + Xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự. + Tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường. + ... - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những việc cần làm để góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS nêu những việc làm để góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Xác định những việc làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường a. Chỉ ra những việc cần làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường - Xây dựng hình ảnh nhà trường: + Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của nhà trường. + Truyền thông để chia sẻ về những ngày lễ truyền thống của nhà trường. - Thực hiện văn hóa ứng xử học đường: + Có hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức văn hóa của Việt Nam, phù hợp với nội quy của nhà trường. + Chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy và không đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội. - Xây dựng văn hóa học tập trong nhà trường: + Tham gia các nhóm học tập trên nền tảng công nghệ. + Sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập. |
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những việc em đã làm góp phần xây dựng, phát triển nhà trường và cảm xúc của em khi thực hiện việc làm đó Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV khảo sát nhanh cả lớp bằng cách trình chiếu những việc làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường và đánh dấu vào cột đã thực hiện/ chưa thực hiện của cả lớp. (Bảng khảo sát đính kèm phía dưới hoạt động) - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, chia sẻ cảm xúc bản thân khi làm việc để góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân, liên hệ và thực hiện nhiệm vụ. - HS chia sẻ cảm xúc với các bạn trong nhóm sau khi làm những việc góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS thực hiện làm bảng khảo sát. - GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc khi làm những việc góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | b. Chia sẻ những việc em đã làm góp phần xây dựng, phát triển nhà trường và cảm xúc của em khi thực hiện việc làm đó - HS cần tích cực tham gia thực hiện các việc làm góp phần xây dựng, phát triển nhà trường. - Đó cũng là cách để mỗi HS thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với truyền thống nhà trường, giúp HS cảm thấy vui, hạnh phúc hơn khi được tham gia vào các hoạt động của trường học, cùng các giáo viên và các bạn tạo ra một môi trường học tập thân thiện và năng động. |
BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
STT | Việc làm | Đã thực hiện | Chưa thực hiện |
1 | Xây dựng môi trường học tập tích cực. |
|
|
2 | Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp. |
|
|
3 | Xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự. |
|
|
4 | Tuyên truyền phòng, chồng bạo lực học đường. |
|
|
5 | Quảng bá về hình ảnh của nhà trường. |
|
|
6 | Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. |
|
|
7 | Việc làm khác: ........ |
|
|
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG
Hoạt động 2: Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những việc em đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4-5 HS và thực hiện thảo luận chia sẻ: Em hãy nêu những việc đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. Gợi ý: + Hỏi thăm, gửi lời chúc thầy cô vào những dịp lễ, tết hay sự kiện đặc biệt của trường. + Cùng thầy cô tham gia một số hoạt động. + ... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân để thực hiện yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ những việc làm trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô a. Chia sẻ những việc em đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô Những việc làm giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô: - Gửi lời chúc tới thầy cô vào dịp lễ, tết hay sự kiện đặc biệt của trường. - Cùng thầy cô tham gia một số hoạt động. - Giao tiếp, cư xử đúng mực. - Lễ phép chào hỏi khi gặp thầy, cô giáo. - Tích cực phát biểu, chủ động bày tỏ ý kiến với thầy cô. - Thể hiện sự tinh tế, quan tâm, biết ơn với thầy cô. - ...
|
Nhiệm vụ 2: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc tình huống SHS tr.25 và thực hiện xử lí: Nếu là H, em sẽ làm như thế nào? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, đọc tình huống và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời: Nếu em là H, em sẽ: + Thừa nhận trách nhiệm cho việc phối hợp không tốt trong hoạt động của lớp. + Sau đó, giải thích rõ ràng cho cô giáo chủ nhiệm rằng em đã cố gắng đôn đốc và phân công nhiệm vụ cho các bạn, nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong đợi. + Cam kết cải thiện và đảm bảo rằng các hoạt động của lớp sẽ được phối hợp tốt hơn trong tương lai, đảm bảo rằng bản thân sẽ luôn là người dẫn đầu và hỗ trợ các bạn trong lớp để đạt được kết quả tốt nhất có thể. - GV mời HS nêu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô - Không ngừng nuôi dưỡng các mối quan hệ: + Trò chuyện, hỏi thăm thường xuyên. + Gửi những lời chúc vào những dịp lễ, tết hay một ngày kỉ niệm đặc biệt. + Gửi email, tin nhắn chia sẻ điều bình dị trong cuộc sống. + Cùng tham gia một số hoạt động. - Xây dựng hình ảnh tích cực: + Giao tiếp, cư xử đúng mực, chân thành. + Không cố chấp, áp đặt suy nghĩ của bản thân. + Kính trọng và lịch sự. + Chia sẻ và giúp đỡ. - Tôn trọng sự khác biệt: + Lắng nghe ý kiến của thầy cô. + Chấp nhận sự khác biệt về tính cách, suy nghĩ,... + Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc một cách chân thành. - Chia sẻ những giá trị hữu ích: + Chủ động tìm kiếm và chia sẻ những thông tin hữu ích hoặc giá trị chung cùng quan tâm. + Tạo ra những chủ đề thú vị để có thể bàn luận cùng nhau. |
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi phát triển được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về cảm xúc khi phát triển được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. - GV hướng dẫn HS tổng kết hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | c. Chia sẻ cảm xúc của em khi phát triển được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô Khi thực hiện được những việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, HS sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Ngoài ra, HS có hứng thú đến trường hơn, được mọi người xung quanh yêu quý và thành tích học tập cũng tiến bộ. |
Hoạt động 3: Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện kĩ thuật XYZ để thảo luận về những cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn: + Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết một vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh. + Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác. + Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, lắng nghe hướng dẫn của GV và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn a. Trao đổi về những cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn - Hiểu rõ mong muốn của bản thân trước khi xây dựng mối quan hệ với các bạn. - Bao dung, bỏ qua những việc nhỏ nhặt, không làm tổn thương đến mối quan hệ với các bạn. - Chân thành, trung thực để mối quan hệ với các bạn có thể bền vững. - Tôn trọng sự khác biệt. - Kiểm soát cảm xúc của bản thân. - Chủ động, thường xuyên duy trì kết nối. - Lắng nghe và thể hiện sự tương tác một cách cởi mở. - Tán thưởng và động viên những thành quả của bạn. - ...
|
Nhiệm vụ 2: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong các trường hợp cụ thể Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thực hiện kĩ thuật “Các mảnh ghép” để cùng nhau đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong từng trường hợp SHS tr.25. - GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc các trường hợp SHS tr.25 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Em hãy đưa ra đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong trường hợp 1. + Nhóm 2: Em hãy đưa ra đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong trường hợp 2. + Nhóm 3: Em hãy đưa ra đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong trường hợp 3. + Nhóm 4: Em hãy đưa ra đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong trường hợp 4. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các trường hợp, vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm bản thân để thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm đưa ra đề xuất: Trường hợp 1: + Không tức giận, chấp nhận sự khác biệt về suy nghĩ của bạn. + Giải thích cho bạn hiểu rõ câu chuyện. + Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc hiện tại với bạn. + Bày tỏ mong muốn bỏ qua hiểu lầm để giữ tình bạn thân như trước. Trường hợp 2: + Trò chuyện, hỏi thăm bạn thường xuyên xem bạn thích ứng với môi trường mới như thế nào. + Hẹn gặp bạn khi có thời gian rảnh rỗi. + Cùng nhau duy trì một số hoạt động có chung sở thích. + Đề nghị giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn ở trường mới (nếu có). Trường hợp 3: + Chấp nhận sự khác biệt về quan điểm. + Cố gắng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. + Chia sẻ quan điểm của mình một cách chân thành và không áp đặt. + Thể hiện sự tôn trọng quan điểm của nhóm bạn. Trường hợp 4: + Tạo ra những chủ đề thú vị để cùng trao đổi với nhau. + Nhắn tin trò chuyện, hỏi thăm bạn. + Rũ bạn cùng tham gia một số hoạt động. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong các trường hợp cụ thể Trong mối quan hệ bạn bè có thể nảy sinh nhiều tình huống khác nhau. Dù trong tình huống như thế nào, mỗi chúng ta cần bình tĩnh, suy xét và biết cách thể hiện sự ứng xử đúng mực, phù hợp. Đó là cách chúng ta duy trì và giữ gìn tình bạn của mình. |
Nhiệm vụ 3: Rút ra bài học cho bản thân để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ bài học rút ra được cho bản thân để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào suy nghĩ và cảm nhận của bản thân để chia sẻ cùng các bạn trong nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ bài học rút ra được của bản thân trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và đánh giá. - GV chuyển sang hoạt động mới. | c. Rút ra bài học cho bản thân để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn Để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn, mỗi HS cần trân trọng mối quan hệ của mình, luôn lắng nghe và chia sẻ, dành thời gian cho nhau. Ngoài ra, HS cần tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt của nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết. |
------------------Còn tiếp------------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: